• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thuốc kháng sinh trong chăn nuôi: Nhờn thuốc cho cả người

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 22/11/2010
Ngày cập nhật: 23/11/2010

Có thể do cố tình hay vô ý mà thuốc kháng sinh đang được nhiều người chăn nuôi sử dụng một cách vô tội vạ.

Các nhà khoa học cảnh báo, điều này rất nguy hiểm cho hệ miễn dịch của con người. Tìm hiểu tại một số làng chăn nuôi tại xã Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), Cát Quế (huyện Hoài Đức, Hà Nội), phóng viên báo Đất Việt nhận thấy, hiện việc sử dụng thuốc kháng sinh cho vật nuôi thường do kinh nghiệm truyền miệng chứ không có chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Không những vậy, bạn có thể mua bất cứ loại thuốc kháng sinh nào mà mình cần ở các cửa hàng thuốc thú y mà không cần đơn của bác sĩ thú y.

Khá vô tư, anh Nguyễn Văn Đông, Dương Nội cho biết, vật nuôi cùng như người, dùng thuốc nào mà chẳng được. Nếu dùng thuốc kháng sinh cho người thì dùng cho vật nuôi là... yên tâm (!). Thậm chí, một số người chăn nuôi còn truyền tai nhau bí quyết dùng thuốc kháng sinh liều cao ngoài việc ngăn ngừa bệnh mà còn làm cho vật nuôi lên cân nhanh vì tích nước.

Mất khả năng chống chọi với bệnh tật

Sự thiếu hiểu biết này quá nguy hiểm vì khoa học đã chứng minh, kháng sinh phải đúng chủng loại thì mới có tác dụng. Sử dụng sai không những không làm bệnh khỏi mà còn tạo điều kiện cho vi-rút biến thái, gây nhờn thuốc.

PGS.TS Phạm Sỹ Lăng - Phó Chủ tịch Hội Thú y Hà Nội cho biết: việc sử dụng thuốc kháng sinh cho vật nuôi cũng cần kiểm soát kỹ như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau xanh. Cũng giống như hoa màu, nguyên lý khoa học khá đơn giản, nếu dùng đúng liều lượng và đảm bảo thời gian giết mổ để thuốc có điều kiện đảo thải hết ra ngoài theo đường bài tiết thì thịt đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, thực tế, điều này không được thực hiện đúng quy trình. Chính vì thế, nhiều bà nội trợ cho biết, vẫn hay gặp phải những miếng thịt mà khi thái ra, mùi kháng sinh còn nồng nặc. Khi nấu, nước thịt tiết ra rất đục và sủi bọt.

PGS Lăng cảnh báo, nếu kháng sinh không được bài tiết hết mà người tiêu dùng mua phải loại thịt này thì chẳng khác nào đã bổ sung vào người một lượng kháng sinh không mong muốn. Dần dần, cơ thể người sẽ không còn khả năng chống chọi với bệnh tật do bị nhờn thuốc. Đó là với kháng sinh thông thường, còn với dòng kháng sinh gây độc, thì chúng có thể gây biểu hiện bệnh suy tủy nhất là với trẻ em dưới 5 tuổi, người già.

Nhận biết thịt tồn dư kháng sinh

Khi được hỏi về cách nhận biết loại thịt có tồn dư kháng sinh, đa số các nhà khoa học đều có cùng câu trả lời: không thể nhận biết được bằng mắt thường. Các loại thuốc kháng sinh được lưu lại trong vật nuôi theo cơ chế tích tụ và cũng lưu lại ở cơ thể người theo cơ chế này. Với hàm lượng nhỏ thì rất khó phát hiện mà phải qua những phân tích, xét nghiệm bằng những thiết bị hiện đại mới chỉ mặt đặt tên được chúng. Ngoại trừ dư kháng sinh đặc trưng với độ đậm đặc thì mới có thể ngửi được bằng mũi.

GS.TS Vũ Duy Giảng, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội bật mí cách nhận biết thịt tồn dư kháng sinh bằng những mẹo sau: Khi chế biến, nếu thấy thịt có mùi lạ hoặc mùi kháng sinh thì không nên dùng. Bên cạnh đó, nếu thịt nhạt màu, có nước ướt hoặc đọng thành giọt là thịt không ngon. Thường, loại thịt này sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày nên giữ nước.

Một đặc điểm nữa mà các bà nội trợ cũng nên để ý, nếu thịt rang lên mà nước trùm lên như… cơm sôi, mùi oi là lợn ăn nhiều thuốc kháng sinh, tăng trọng.

Thế nào là thịt tươi ngon:

Thịt tươi ngon có màng ngoài khô, không bị nhớt. Thịt có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, khối thịt săn chắc, không nhũn nhão, không rỉ dịch, có độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều. Đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại; lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt dầu. Thịt ngon khi luộc có nước trong, váng mỡ to, có mùi thơm, không có mùi lạ.

Hải Long

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang