• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề 'độc' dưới đáy đại dương

Nguồn tin: Tiền Phong, 02/11/2010
Ngày cập nhật: 3/11/2010

Nghề thợ lặn đằm mình dưới đáy đại dương, săn tìm hải sâm, cá mực... đang gặp đầy giông tố và không ít đánh đổi trong hành trình bám biển, mưu sinh.

Kình ngư Bùi Triết (56 tuổi, ngụ xã An Hải, Lý Sơn) - thuyền trưởng tàu QNg 6209TS hướng cái nhìn đăm đăm ra phía biển nước mênh mông Hoàng Sa, bắt đầu một ngày mới. Nắng lên bỏng rát trên mặt biển. 14 thuyền viên trên tàu thay phiên nhau, chia thành từng ca kéo dài ống hơi lặn xuống biển. Không phải bình oxy như những thợ lặn thường thấy, chỉ là chiếc máy nén hơi, thông vào các ống dẫn thủ công - đồ nghề của ngư dân lặn biển.

Nhọc nhằn nhập môn

Phùng Xuân Thiện, thuyền viên, mặc áo lặn đen kịt, quấn một vòng dây hơi cẩn thận quanh người, ngậm đầu ống vào miệng, một tay cầm chĩa sắt nhọn hoắt, tay kia mang vợt lưới, rê tấm chì nặng trịch buộc bên hông, cố hít một hơi thật sâu rồi ngã người lao xuống biển. Gần 15 phút, ống hơi trên tàu vừa ngưng cũng là lúc thợ lặn Thiện đang ở độ sâu 60 m dưới lòng biển.

"Có lẽ chẳng ở đâu, ngư dân có kiểu lặn như các làng chài ven biển chúng tôi cả. 50 – 60 m là chuyện thường, có khi đến 80 m... Lặn biển không dễ, ngoài kinh nghiệm phải có sức khỏe, sự vững tâm mới có thể thực hiện được" - thuyền trưởng Triết nói. Hai người được phân công lặn dưới biển trong ca đầu tiên. Các thành viên còn lại cẩn trọng theo dõi dấu hiệu từ ống dẫn khí phòng trường hợp bất trắc.

Kình ngư Nguyễn Quang Thanh, 25 tuổi, bảo: Dưới con nước thăm thẳm như thế, liên hệ với anh em trên tàu duy nhất bằng cái ống dẫn khí này. Thanh cẩn thận chỉ từng vạch đánh dấu ở ống hơi. Các đốt đánh dấu cách nhau 10 m một. Khi thả cũng như kéo thợ lặn, người trên tàu căn cứ vào vạch đánh dấu để phân cách thời gian. "Không đảm bảo quy tắc này, kéo nhanh đột ngột, lỗ chân lông của người thợ lặn sẽ to ra, khí độc tràn vào gây tê liệt toàn thân, thậm chí tử vong ngay tại chỗ" - Thanh nói.

Dưới độ sâu đến cả trăm mét, những thợ lặn rành rõi làm đủ nghề, hết đâm cá lại kiếm tìm hải sâm. Lòng đại dương mênh mông, thăm thẳm, lờ mờ vệt sáng, ánh đèn trên đầu thợ lặn dụ bọn cá, mực "ăn đèn" bơi tới. Mỗi lần lặn kéo dài đến cả tiếng đồng hồ tùy thuộc độ sâu.

Sức hút từ đáy biển

Chuyến ra khơi lần này, ngoài đánh bắt hải sản, thuyền trưởng Bùi Triết kiêm luôn nhiệm vụ dò tìm phế liệu. Hơn 30 năm giong thuyền ra biển, vị thuyền trưởng lão luyện từng tham gia hàng chục chuyến tàu dò tìm sắt dưới đáy đại dương.

Ông bảo: Nghề mò sắt bắt đầu cách đây khoảng 15 năm, sau những chuyến đánh bắt cá ngừ đại dương thua lỗ. Thấy dưới biển có nguồn sắt dồi dào nên một số người quyết định bán thuyền nhỏ, vay vốn thêm đóng thuyền lớn để chuyển sang khai thác sắt. Lý Sơn giờ có chừng hơn 20 tàu, thuyền chuyên nghề khai thác sắt.

Ngư dân Nguyễn Văn Nhật (An Hải, Lý Sơn), thuyền trưởng tàu QNg 97265TS được biết đến là một trong những thợ lặn rành rẽ trong nghề bới lòng đại dương tìm phế liệu. Anh Nhật kể: nhớ nhất là chuyến đi bội thu mấy năm trước tại vùng biển Trường Sa. Tàu phát hiện cả đống phế liệu từ một con tàu bị đắm trước kia. Các thợ lặn nhảy xuống làm nhiệm vụ. Trên thuyền, máy tời và dụng cụ móc đã sẵn sàng vào việc. Chừng tiếng sau, tấm sắt nặng đến hơn 5 tấn từ từ trồi lên khỏi mặt nước, đen kịt và phủ đầy rong rêu...

Anh Nhật nhẩm tính thu hoạch từ chuyến ấy, gồm 11 tấn đồng với giá 75.000 đồng/kg cũng được hơn 750 triệu đồng, 80 tấn sắt với giá 7.000 đồng/kg cũng được hơn 600 triệu đồng. Trừ chi phí xăng, dầu, ăn uống sau một tháng rong ruổi khoảng gần 300 triệu đồng, chuyến đi lần ấy thu về trên tỷ bạc. Chia đều cho các anh em, mỗi người có khoảng trên dưới 50 triệu đồng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng trúng mánh như thế. Có khi chỉ có vài mẩu sắt nhỏ, chẳng đáng là bao. Thời buổi giá xăng, dầu tăng cao, phải tính toán cẩn trọng, kỹ lưỡng trước mỗi chuyến hành trình để đề phòng các rủi ro.

Đó là mới nói chuyện nghề lặn sắt ở Lý Sơn. Cánh thợ lặn Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) lại nổi tiếng với nghề săn cổ vật. Khó khăn lắm, tay lặn Võ Văn Hân (40 tuổi, thôn Gành Cả, Bình Châu) mới chịu bật mí về nghề.

"Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một số ngư dân lặn bắt hải sâm trên vùng biển Cù Lao Chàm, Hội An (Quảng Nam) tình cờ phát hiện xác con tàu cổ bị đắm từ thế kỷ XV, trong lòng tàu chất đầy đồ gốm sứ Chu Đậu, Hải Dương. Thấy buôn bán có lời, nhiều người đổ xô theo nghề lặn tìm cổ vật", anh Hân kể.

Nhà anh Hân từng có đến hơn 3.000 cổ vật, đủ loại bát, đĩa, chum sành... được phát hiện trong lần dò tìm tại khu vực đảo Cù Lao Chàm ba năm trước. Lần đó anh em lặn xuống độ sâu 72 m thì thấy tàu đắm. Hơn hai ngày trời đằm mình xuống đáy biển mới lấy hết được số cổ vật. Khác với những nghề lặn khác, lặn tìm cổ vật đòi hỏi sự dày công tìm kiếm hơn nhiều.

Anh Hân bảo có chuyến đi miết chẳng kiếm được cái gì, đành phải đánh bắt thêm cá, hải sâm để bù lỗ. Điều thiệt thòi với cánh thợ lặn là nhiều khi không hiểu hết về giá trị cổ vật nên chỉ bán với giá bèo, làm lời cho cánh thu gom đồ cổ. Mới đây, thông tin về việc phát hiện hai tàu cổ nằm ngay sát bờ biển xã Bình Châu càng khiến cánh thợ lặn nhao nhao tìm kiếm.

"Có một quy tắc mà mọi thợ lặn phải tuân thủ để bảo toàn tính mạng: sau 30 phút lặn dưới độ sâu 60 m, khi trồi lên cách mặt nước khoảng 40 m, thợ lặn phải dừng lại đó 10 - 15 phút để cơ thể thích ứng với sự thay đổi áp suất của nước. Khi còn cách mặt nước 15 m cần phải nghỉ một lần nữa mới được lên tàu. Sau khi lên tàu phải để cơ thể nghỉ ngơi 30 phút mới được sinh hoạt bình thường" - kình ngư Bùi Triết.

Nguyễn Huy

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang