• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Săn cây kim cương ở đông Trường Sơn

Nguồn tin: Thanh Niên, 02/11/2010
Ngày cập nhật: 3/11/2010

Mặc cho mưa rét, những ngày qua từng đoàn người từ khắp nơi vẫn đổ về huyện vùng cao Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thuộc vùng đông Trường Sơn để săn lá cây kim cương, bán cho các đầu nậu thu gom qua Trung Quốc.

Đổ xô vào rừng

Trong đoàn người từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum đang mải miết đi vào rừng ấy, có cả các em học sinh địa phương, bởi nếu “trúng”, có thể kiếm được cả triệu đồng/ngày. Già làng A Nó của làng Vi Xây (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) cho biết: Cả làng mình có 24 hộ với hơn 100 nhân khẩu, nhưng những ngày này chỉ tụi trẻ con ở nhà thôi, còn tất cả đều vào rừng sâu để tìm kiếm lá cây kim cương. Mình cũng đi mà!

Theo trưởng thôn A Jơn, loại cây này thời trước mọc đầy xung quanh nhà, nhưng có ai để ý chúng làm gì đâu, đến khi có người đến hỏi mua, ban đầu với giá 250.000 đồng/kg nhưng sau giá tăng vọt mỗi ngày, hiện có giá từ 600.000 - 800.000 đồng/kg, thậm chí lên đến 1,2 triệu đồng/kg, nên nhiều người tìm hái.

Thầy giáo Nguyễn Văn T, giáo viên trường THCS Đăk Choong (huyện Đăkglei, Kon Tum), cho hay khi cây kim cương chưa bị săn tìm ráo riết như bây giờ, các thầy cô giáo trong trường vẫn thường xuyên đi lấy cây này về để nấu canh. Ăn ngọt và mát. Cây thường mọc trên các vách đá, hoặc nơi ẩm thấp như bên sông suối…

Bỏ học săn lá kim cương

Không mũ nón, không một mảnh áo đi mưa, cậu học trò A Toàn học lớp 9A trường THCS Đăk Tăng, huyện Kon Plông mặt mày tím tái, cả mình mẩy đều ướt sũng, toàn thân run cầm cập, cho biết: “Em vào rừng từ hồi sáng, do biết được vùng cây kim cương mọc nhiều trước đây, nên em vào đó tìm”. A Toàn mới hái được khoảng 0,2 kg. Còn em A Toài (lớp 7A), A Lài, A Vận (lớp 6B) cũng là học sinh của trường THCS Đăk Tăng, cùng cho biết các em đã nhiều lần trốn học để vào rừng tìm hái cây kim cương.

Cây kim cương - Ảnh: Trùng Dương

Từ ngày cây kim cương bị săn lùng ráo riết, nhiều lớp học vắng hoe học sinh, thầy cô giáo lại tìm đến từng nhà để kêu gọi học sinh trở lại lớp. Các trưởng thôn phải tổ chức họp dân cùng già làng “quán triệt”, nghiêm cấm học sinh vào rừng hái cây kim cương nhưng xem ra không hiệu quả.

Trước thực trạng này, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Kon Plông Nguyễn Đức Hưởng cho biết, Phòng sẽ cử cán bộ đến các xã “trọng điểm” để phối hợp cùng chính quyền địa phương ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học vào rừng hái cây kim cương, đồng thời yêu cầu các trường trên địa bàn huyện tăng cường kiểm tra, tích cực tuyên truyền vận động học sinh không vì cây kim cương mà bỏ học.

Cần phải bảo tồn

BS Lê Nam Khánh, Phó giám đốc Y tế tỉnh Kon Tum, khẳng định: “Theo các sách y học VN thì loại cây này không được ghi nhận dùng để làm thuốc, chữa bệnh. Người ta thu mua cây kim cương rồi vận chuyển bán sang Trung Quốc, Đài Loan, chứ không tiêu thụ tại VN”.

Còn ông Đặng Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kon Plông, thì nói: “Tôi cũng chưa nắm rõ công dụng của loại cây này, chỉ biết chúng mọc dưới tán lá rừng, nơi vùng đất ẩm ướt, và nghe nói rằng khi ăn vào sẽ tăng cường sinh lực, bồi bổ cho sức khỏe…”.

Chiều ngày 1.11, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Huỳnh Tấn Phục cho biết: “Tuy chưa rõ công dụng của lá kim cương là thế nào nhưng được thu mua với giá cao như vậy, chắc chắn đây là một loại cây quý, rất cần các nhà chuyên môn nghiên cứu và có kết luận chính thức, để huyện sớm có chủ trương bảo tồn và phát triển”.

Theo các tài liệu, cây kim cương còn có các tên khác là lan gấm, kim tuyến liên, lá gấm…, tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata, thường mọc ở vùng rừng già Tây Nguyên. Ở VN, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về loại cây này.

Trùng Dương

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang