• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề săn ong

Nguồn tin: SGGP, 14/08/2008
Ngày cập nhật: 15/8/2008

Giữa trưa, Khoa lặn lội chạy nhanh đến khe nước nhỏ ngay vách núi, một đàn ong ruồi xà xuống lấy nước rồi cất cánh vù vù bay về phía núi xa. Khoa ngoắc cả bọn chạy theo hướng ong bay để tìm ra tổ của chúng… Đó là một trong nhiều cách tìm tổ ong của những thợ săn ong chuyên nghiệp.

Các kiểu săn ong

Từ hồi nào tới giờ nghe có người chết vì ong vò vẽ đốt chứ tôi chưa nghe lấy loại ong này về mà bán được. Bởi thế khi nghe bạn rủ đi săn ong vò vẽ, tôi đi ngay, dù trong lòng cũng thấy sờ sợ. “Trưởng đoàn” săn ong của chúng tôi là anh Quang Nghĩa nhà ở thôn Thạch Khê, huyện Sông Cầu (Phú Yên).

Đồ nghề săn ong là một mớ khăn cũ, dầu lửa và một đoạn dây thép. Sau một lúc len lỏi đi dưới bạt ngàn những tán lá dừa theo chân anh Khoa, thợ săn ong chuyên nghiệp của Sông Cầu, tôi không còn nhớ nổi đường quay ra lộ. Đi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo một lúc, chúng tôi “lọt” vào một khu dân cư thưa thớt nằm trong một khe núi hẹp ở giữa dãy hòn Ngang - hòn Bồ.

Ổ ong vò vẽ.

Đang đi, một người trong nhóm phát hiện bên cạnh nhà dân ven đường một tổ ong vò vẽ trên tàu lá dừa đã khô. Tổ ong được đắp đất màu xám dễ lẫn với màu lá khô nên khó phát hiện.

Nhìn các thợ săn ong chuẩn bị bắt tổ ong vò vẽ, tôi vừa sợ vừa tò mò xem cách bắt những “chiến binh ong” từng được các du kích dùng để đánh giặc, giữ nước ngày xưa thế nào. Các đoạn cây được nối lại đủ cao tới tổ ong, các thợ săn dùng khăn cũ quấn vào đầu cây rồi tẩm ướt dầu lửa và đốt. Chúng tôi phải trốn vào nhà dân gần đó trong khi Nghĩa cầm cây đuốc đang bốc lửa huơ quanh tổ ong. Đàn ong bay vù vù ra khỏi tổ quần đảo một lúc nhưng khói và lửa đã khiến chúng bay mất hút. Một người khác dùng cây khèo tổ ong rớt xuống đất rồi cả hai nhanh tay túm lấy tổ ong đang ứa mật ra ngoài, bên trong tổ còn lúc nhúc những con ong sữa trắng nõn, cho vào bao ni lông sạch. Cả nhóm trở nên rất hào hứng với khởi đầu may mắn của một chuyến đi.

Nhóm người bắt ong lại băng qua một con suối nhỏ, leo lên núi hòn Ngang. Ở lưng chừng núi, Khoa lại phát hiện và chỉ cho Nghĩa một tổ ong vò vẽ nằm ẩn sâu bên trong một một tán xoài rất lớn. Lại bằng ấy công đoạn để bắt ong và chúng tôi lại lấy thêm một tổ ong mật. Khoa dẫn mọi người đi ngược về phía hòn Ngang và anh lại phát hiện thêm một tổ ong ruồi. Lần này thì chính Khoa là thợ săn.

Thoăn thoắt leo lên cây, Khoa vươn dài người ra cành có tổ ong. Nghe động, đàn ong vo ve bay vù vù kín cả một lùm cây to, tôi sợ mất mật nhưng “thợ săn” Khoa vẫn tỉnh như… ruồi, ung dung mở bao thuốc lá, bật diêm đốt thuốc. Sau mấy hơi thuốc lấy đà, Khoa ém một ngụm khói lớn trong miệng bò lại gần tổ ong hơn nữa. Đưa tay vào tổ ong Khoa chu miệng thổi khói thuốc vào bụm tay và theo từng động tác của đôi tay chuyên nghiệp, chỉ một loáng tổ ong đã nằm gọn trong bị của Khoa. Khoa xuống đất với “chiến lợi phẩm” mà không một vết ong chích. “Bốn ngày rồi mới có được tổ ong đấy, vợ đã có tiền chợ rồi”, Khoa nói giọng hí hửng.

Tản mạn chuyện ong

“Cách đây nhiều năm, giá mật ong ruồi từ 200.000, 300.000 đồng/lít, một ngày thợ săn có thể kiếm được một, hai tổ ong. Bây giờ, bốn năm ngày may ra thợ săn mới tìm được một tổ. Mấy hôm nay, vợ nói tôi xem có ai thuê việc gì thì làm cho rồi, đi mấy ngày mà về tay không, lấy gì mà sống!” - Khoa nói thế. Khoa học nghề săn ong từ ông Phụng, cậu ruột anh, người săn ong khá nổi tiếng ở thôn Thạch Khê. Ngày ấy, thợ săn ong đông lắm nhưng người nào cũng đủ sống, rồi khó khăn khiến họ bỏ nghề cả. Bây giờ chỉ còn lại cậu cháu Khoa.

Đồ nghề của thợ săn ong gồm một đôi găng tay dày, một chiếc áo dài tay mang theo người, một chiếc mũ được kết vải mùng phủ dài đến ngang ngực. Tuy nhiên, những đồ nghề này rất ít khi được những thợ săn chuyên nghiệp như Khoa dùng tới. Chỉ khi nào gặp ong đánh trả thợ săn mới dùng đến loại đồ bảo hộ ấy. Trường hợp này, giới săn ong gọi là gặp ong dữ (ong thế), chỉ có chúng mới hay “nổi giận” đánh trả thợ săn đến cùng. Khi ấy, nếu không có đồ nghề hỗ trợ, thợ săn có thể bị thương tích. Đã có trường hợp thợ săn ong phát hiện ra tổ ong thế quá đông đành phải núp thật kín và chờ đến tối, ong không thấy đường mới tiến hành bắt ong. Nhưng, buổi tối đường rừng mịt mùng khiến thợ săn ong quay về gặp nhiều khó khăn hơn.

Khoa còn kể rằng, sư phụ còn chỉ anh cách dùng ong để đánh giặc. Đó là bắt nguyên tổ ong vò vẽ hay ong thế đặt dưới đất cải trang bằng lá trên đường dự đoán bọn địch sẽ đi qua. Ngày xưa, dân trong vùng từng dùng cách này để đuổi địch và thu nhiều thắng lợi. Nhưng ngược lại, dân săn ong cũng rất ngại dẫm phải những tổ ong ở dưới đất.

Mật ong ở vùng Xuân Lộc (Phú Yên) được xem là một trong những sản phẩm mật ong có chất lượng tốt nhất trên cả nước hiện nay và được mua với giá 500.000 đồng/lít mật ong ruồi và 300.000 đồng/lít mật ong thế, đây là giá cao so với mật ong ở những vùng khác. Chất lượng mật ong ở đây được giới mua bán mật đánh giá cao là nhờ vào sự khắc nghiệt của vùng đất này.

Dãy hòn Ngang và hòn Bồ kéo dài về phía Tây giáp ranh với vùng núi cao thuộc xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân-Phú Yên) và huyện Vân Canh (Bình Định). Cả một vùng rừng núi rộng lớn không có những loại cây do con người trồng cho nhiều hương, mật như các loại hoa, mía… nên mật ong vẫn được tích tụ từ những loại hoa rừng dại còn sót lại trên vùng đất khô khốc, cằn cỗi.

Vì số lượng ong rừng ngày càng khan hiếm nên thợ săn ong ngày càng khó sống với nghề. Khoa nói: “Ong ruồi ngày càng bị dạt về những vùng núi hẻo lánh xa xôi chứ không như trước, bước chân ra ngõ là gặp ngay tổ ong có mật”. Nguyên nhân của tình trạng này là khi nghề nuôi ong tại nhà phát triển đã đẩy nghề bắt ong rừng lâm nguy. Bởi những con ong nuôi lấy mật được nhập giống từ Ấn Độ, to xác và hung dữ hơn rất nhiều so với loại ong ruồi hiền lành truyền thống của nước ta nên vùng nào có ong nuôi thì ong rừng phải “bỏ quê” mà đi. Bởi bao giờ cũng vậy, những chú ong ruồi bé tí của ta khi “chạm trán” với ong Ấn Độ thì phần thua thường thuộc về… ong rừng!”.

Trong chuyến đi săn của chúng tôi, anh Nghĩa đã bị ong vò vẽ chích hai mũi đành ném ngọn đuốc xuống gốc cây xoài mà chạy. Cả đoàn vội quay về khi mặt mũi, mình mẩy của Nghĩa đã nổi mẩn, dị ứng đỏ lựng và có cảm giác khó thở. Ngay lập tức gia đình phải gọi y tá trong vùng tiêm cho Nghĩa 2 mũi thuốc, hơn 2 giờ sau, anh mới bình thường trở lại được.

Anh Quang Nghĩa nói với tôi, chuyện bị ong đốt ở vùng này xảy ra như cơm bữa. Cứ vài ngày lại có trường hợp bị ong đốt phải gọi y tá. Năm 2007, một nhân viên lái xe của Trung tâm Y tế huyện Sông Cầu bị ong vò vẽ đốt đến mức thiệt mạng. Khi anh Nghĩa tỉnh hẳn, những món ăn từ ong được cả nhóm tham gia chế biến sôi nổi.

Cùng với rượu đế, cháo ong vò vẽ, ong vò vẽ xào chuối, ong sữa xào măng đáng được liệt vào hàng những món ăn thượng hạng nhất. Riêng những con ong đã có đốt sống lưng đen chạy dài bên trong mình hoặc đã bắt đầu có cánh được dùng để ngâm rượu uống có thể chữa một số loại bệnh đau nhức thông thường, tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng.

Món ăn chế biến từ ong săn được ngon là vậy nhưng nếu xảy ra sự cố thì dân săn ong phải trả giá khá đắt. Ngoài việc bị ong đốt có thể lâm nguy đến cả tính mạng, nhiều người bắt ong bị ong đốt hoảng hốt đã vứt cả đuốc mà chạy. Một số vụ cháy rừng cũng có nguyên do từ đấy. Nếu bị bắt, rừng cháy ít thì thợ săn ong phải bồi thường cho chủ rừng, rừng cháy rộng thì thợ săn ong sẽ trở thành người vi phạm pháp luật. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân khiến thợ săn ong bỏ nghề ngày một nhiều.

Phạm Ly Kha

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang