• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Hái ra tiền” mùa nước nổi

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 26/10/2010
Ngày cập nhật: 27/10/2010

Không cần công cụ hiện đại, cũng không cần đầu tư nhiều nhưng cứ đến mùa nước - khi nguồn thức ăn là những loại cá nhỏ bắt đầu “nở” trên ruộng, bà con miệt đồng lại bận rộn với những cách có thể “hái ra tiền”.

Muốn giàu nuôi cá...

Đến hẹn lại lên, khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 âl, nhiều hộ dân ở ấp Hòa Thạnh 3 (Thạnh Quới - Long Hồ) lại lên miệt Tam Nông (Đồng Tháp) bắt cá lóc đầu nhím về nuôi. Giá cá năm nay khá mềm, chỉ khoảng 250 đ/con cá giống loại trung bình. Ao nhỏ thôi, diện tích vèo cũng khoảng 2 x 5 m là có thể nuôi 6.000 con cá, nuôi đến khi gả bầy chứ không cần mở rộng. Anh Trương Văn Quý - một trong những hộ nuôi có hiệu quả nhất của ấp cho biết: “4 năm nay, năm nào anh cũng nuôi cá vào mùa nước nổi. Nuôi mùa này thì dễ kéo lưới bắt mồi và cá cũng ít bệnh vặt hơn... Sau mỗi mùa nước, cá được gả bầy (khoảng 3 tháng nếu “đủ mồi”), nếu nuôi chừng 3.000 con thì sau khi trừ chi phí cũng lời cả chục triệu”. Không riêng gì anh Quý, nhiều hộ cho biết nuôi cá thu được lợi nhuận nhiều hơn làm ruộng. Tuy nhiên, để đủ mồi cho cá mau lớn, nhiều người cho biết phải đi kéo lưới từ chiều đến tận đêm khuya.

Không chỉ nuôi cá sinh lợi, nhiều người còn nuôi ếch và cua đồng để tận dụng nguồn thức ăn đồng ruộng. Như vợ chồng chị Hương mỗi mùa nuôi khoảng 3.000 - 4.000 con ếch. Sau 2 lần nuôi “rút kinh nghiệm”, đợt này anh chị đã có thể “ép” ếch con, không chỉ để nuôi mà còn dư bán. Nhìn bầy ếch cứ ngày một lớn nhanh, chị Hương vui mừng nói: “Nhờ nuôi ếch mà kinh tế gia đình ổn định, chị khỏi làm công nhân ở khu công nghiệp nữa. Kể ra cái nghề nuôi ếch này cũng ngon lắm. Chi phí rẻ rề, mồi cũng có thể tự kiếm, khoảng 3 tháng là bán. Mỗi ký ếch từ 20 - 40 ngàn, chừng 5 con là được một ký. Bán xong đợt này là ăn tết khỏe re!”.

Bên cạnh đó, để tăng thu nhập cho gia đình, nhiều bà con còn nuôi kết hợp. Như anh Quý, bên cạnh nuôi cá còn nuôi thêm bầy ếch mấy trăm con. Hay như chị Hương nuôi ếch lại nuôi thêm cua đồng. Nhờ vậy, qua mỗi mùa nước, ngoài bán ếch chị còn bán thêm khoảng 200 kg cua đồng.

Đổ xô đi bắt chuột đồng

Cũng vào mùa này, khi nước lên, những chú chuột béo núc ních kéo nhau lên gò cao trú ngụ. Thời điểm này, những tay săn chuột đồng lại có cơ hội tung hoành đồng cỏ. Nhiều người dân ở các xã của huyện Long Hồ đua nhau bẫy chuột đồng...

Nhà ở ngay giữa đồng nên 2 anh Thanh và Mạnh thường rủ nhau bắt chuột. Đồ nghề đem theo không thể thiếu là cây chĩa và một “con mực” thiện xạ. Anh Thanh cho biết, “mùa này chuột xúm xít ở bờ ranh đông lắm, có hang lít chít chuột con và chuột lứa tới 2 - 3 bầy”. Mỗi ngày chỉ cần 3 - 4 tiếng là có chục ký chuột đồng, mà chuột mùa này có giá lắm, chừng 30.000 - 35.000 đ/kg. Còn chú Hai Tùa thì chỉ có chừng 20 cái rập đất, chỉ gài rập quanh quẩn trong vườn, mồi là vài hột lúa, nhưng đêm nào chú cũng bắt được khoảng 2 kg chuột cơm. Chuột đem về trụng nước sôi, lột da, làm sạch ruột có thể chế biến nhiều món ăn như: khìa, kho sả, nướng... thịt mềm mà rất ngọt. Thậm chí còn “ngon hơn cả thịt gà” - chị Tư Hơn thật thà nhận xét.

Anh Thanh cũng cho biết, càng vào mùa nước thì chuột càng nhiều, lúc đó ruộng đồng ngập hết nên chúng gom lên những bờ ranh lớn. Săn bắt chuột là việc làm một công đôi lợi vì chẳng những diệt được loài chuyên phá hoại mùa màng, mà còn có thể cải thiện bữa ăn gia đình, đem lại nguồn thu nho nhỏ.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là nhiều hộ dân chưa hiểu rõ hoặc cố tình vi phạm các quy định về đánh bắt thủy sản. Chẳng hạn, để đủ mồi cho cá ăn một số hộ dùng dụng cụ đánh bắt có mắt lưới nhỏ để bắt cá con hàng loạt. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần quan tâm sâu sát hơn, có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời những trường hợp vi phạm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh cảnh “lợi” ít mà “thiệt” nhiều.

NAM ANH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang