• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Sống nhờ cỏ gấu

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 11/08/2010
Ngày cập nhật: 12/8/2010

Hơn 11 giờ, trời mùa hè nắng như thiêu đốt. Dọc các cánh đồng hai thôn Tân Định, Tân An (xã An Hòa, huyện Tuy An - Phú Yên), những nhóm người đủ mọi lứa tuổi, bịt khẩu trang kín mặt, đào đất lật cỏ để tìm từng củ cỏ gấu bán cho thương lái.

Chị Nguyễn Thị Phố (40 tuổi) ở thôn Phú Thường, xã An Hòa (Tuy An) là một người chuyên đi đào củ cỏ, ngừng cuốc, ngửng gương mặt chỉ còn… hai con mắt, thấp thoáng mồ hôi, nói qua lớp khẩu trang: “Xóm tôi nhà nào cũng có người đi đào củ cỏ gấu. Mỗi nhóm từ 5 đến 10 người. Đi từ 5 giờ sáng nên 4 giờ là tôi dậy nấu cơm để dỡ theo”. Một người trong nhóm chị Phố chỉ tay về bên kia cánh đồng tiếp lời: “Mấy hôm trước, chúng tôi đi xe máy đến tận TX Sông Cầu hoặc vào Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa - NV) để đào, chiều tối mới về, có hôm ở lại qua đêm luôn”.

Trên mặt đất ruộng nứt nẻ khô khốc dưới nắng hè, anh Biện Văn Cư (46 tuổi), cầm cuốc bập từng nhát bình bịch cho đất xới lên rồi các chị ngồi xếp lối dùng tay bới liệt từng thửa ruộng cần mẫn lượm củ cỏ gấu.

Trong nhóm chị Phố có em Trần Thị Thân, vừa học xong lớp 10 B6 – Trường THPT Lê Thành Phương. Một tay Thân cầm chiếc quằng thoăn thoắt bới đất, tay kia lượm từng củ cỏ gấu bỏ vào bao. Từ sáng đến trưa nhưng em chỉ mới đào được nửa bao. Thân tâm sự: “Từ giờ tới chiều chắc cũng được hơn một bao. Nghỉ hè không có điều kiện học thêm như các bạn, em phải đi đào cỏ gấu kiếm tiền giúp gia đình, phần để dành mua sách vở cho năm học mới”. Nhỏ nhất trong nhóm 13 người này là em Phan Thị Kim Huệ, mới học lớp 2 Trường tiểu học An Hòa số 2. Giữa trời nắng với chiếc mũ vải trập trễ xuống hai tai, mồ hôi ướt cả mớ tóc phủ trên mặt, Huệ kéo chiếc bao đựng cỏ nặng nề trên đất theo mẹ. Mẹ của Huệ nói, do nhà xa trường nên không có ai chở em đi học thêm, em phải theo mẹ ra ruộng chiều mới về. Thầy giáo Nguyễn Quệ, Trường tiểu học An Hòa cũng tranh thủ những ngày nghỉ hè để kiếm thêm thu nhập từ củ cỏ gấu.

Năm 2009, có người đến đặt mua củ cỏ gấu với giá 3.000 đồng/kg. Lúc đó cỏ còn nhiều nên mỗi ngày có người đào được vài chục ký. Năm nay giá tăng gấp 3 lần, nhưng ai đào giỏi một ngày chỉ hơn 10 kg vì cỏ đã thưa dần. Anh Biện Văn Cư chuyên đi biển nhưng cả tháng nay nghề xúc cá cơm mất mùa, anh cùng vợ đi đào củ cỏ gấu. Bình quân một ngày vợ chồng anh Cư đào được 20 kg, thu nhập như vậy là khá cao, anh nói đủ tiền gửi cho thằng con lớn đang học ở Sài Gòn.

Củ cỏ gấu bán cho thương lái phải là củ sạch. Cuối mỗi ngày, người đào un lửa thui cháy hết phần lá rễ, sàng lượm hết đất bám rồi mới đem cân. “Nói thiệt lòng là dù trời nắng nóng, nhưng mình làm không biết mệt và thấy… mát trong lòng vì chiều về có tiền liền. Thương lái người ta đến tận nhà để mua”, chị Trần Thị Vương (32 tuổi) tâm sự. Còn em Thân bộc bạch: “Từ ngày nghỉ hè đến nay, ngoài tiền đưa cho mẹ, “vốn” còn lại của em cũng được kha khá. Sắp tới em sẽ đi Tuy Hòa mua sách để chuẩn bị năm học mới”.

Đào củ cỏ gấu, dù tạm thời nhưng ai cũng thấy vui vì có thêm thu nhập tương đối cao ở một vùng bãi ngang như xã An Hòa. “Cảm ơn ông trời vì cho chúng tôi một loại cỏ bán ra tiền”, đó là lời một cụ bà gần 70 tuổi đang cầm chai nước uống dưới trời nắng chang chang mà trên mặt thoáng hiện một niềm vui của người già.

Cỏ gấu là loại cỏ sống lâu năm, thân lá hẹ, phần dưới lá ôm lấy thân cây, rễ phát triển thành củ. Cỏ thường mọc hoang ở đồng ruộng, ven đường, ven biển… Tên khoa học là Cyperusrotundus, thuộc họ cói (Cyperaccae). Đông y gọi là Hương phụ hoặc cỏ cú, có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau, chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở, đau dạ dày do thần kinh, giúp sự tiêu hóa, ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ…

ĐÀO TẤN TRỰC

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang