• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Đam mê trầm hương

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 23/07/2010
Ngày cập nhật: 24/7/2010

Giã từ nghề buôn trầm đầy may rủi, ông Từ Văn Long, 55 tuổi ở thôn Vĩnh Phước (xã Đại Đồng, Đại Lộc - Quảng Nam) đã phát triển trang trại dó bầu bằng chính kinh nghiệm và niềm đam mê của mình.

Về Đại Lộc hỏi tên ông Long "trầm" hẳn nhiều người biết. 55 năm tuổi đời thì ông có đến 30 năm gắn bó với nghề buôn trầm. Vào những năm 1990, khi vùng đất Đại Lộc và một số huyện lân cận rộ lên phong trào tìm trầm, buôn trầm thì ông Long là đã là một trong số những người phất lên từ nghề này. Thế nhưng cái nghề buôn trầm cũng thăng trầm giống như cái tên của nó. Có khi ông đi một hai ngày, kiếm được hàng trăm triệu đồng song cũng có lúc cả nửa tháng trời không kiếm được đồng nào. Nhận thấy nỗi vất vả, bon chen của việc buôn trầm cộng thêm vài lần thất bại, ông Long đã nghĩ đến việc từ bỏ nghề đầy may rủi này.

Ông về quê, xin đất mở trang trại trồng rừng và nuôi heo rừng. Với đầu óc nhạy bén của một người từng theo nghề buôn bán và sự đam mê với nguyên liệu trầm, năm 2002, ông Long đã tìm hiểu, trồng thử nghiệm cây dó bầu trên diện tích hơn 2 ha. Sau 2 năm thử nghiệm, thấy cây dó bầu phát triển tốt, ông Long đã quyết định thuê thêm đất rừng để trồng loại cây này. Với diện tích 15 ha đất rừng, ông trồng 5 ha dó bầu và 10 ha keo lá tràm bao bọc xung quanh để bảo vệ diện tích dó bầu.

Năm 2007, ông trồng thêm 2,5 ha dó bầu xung quanh trang trại nuôi heo rừng của mình. Rừng dó bầu của ông Long hiện có 15 nghìn cây, trong đó có khoảng 5 ha với 10 nghìn cây sẽ được thu hoạch vào năm 2011 và 2,5 ha thu hoạch vào năm 2015. Ông thường xuyên học hỏi kỹ thuật trồng loại cây "khó tính" này trong sách vở, báo đài và một số người đi trước. “Cây dó bầu phải trồng từ 8 - 10 năm mới cho thu hoạch. Đây là loại cây đòi hỏi sự chăm sóc chu đáo, thường xuyên. Hàng tháng, tôi và gia đình đều phải vun xới, bỏ phân, phun thuốc trừ sâu. Sau 6 đến 7 năm, phải đục lỗ trên thân cây rồi bơm men vi sinh - một loại xúc tác tạo trầm vào thân cây. Hơn một năm sau, có thể thu hoạch trầm từ những cây dó bầu này” - ông chia sẻ. Thời gian thu hoạch càng kéo dài, chất lượng và giá cả trầm càng cao. Cây dó bầu cũng là loại cây tận thu. Đến thời kỳ thu hoạch, một cây có thể cho ra 3 kg trầm, với giá thành hiện nay là 1,8 - 2 triệu đồng, vỏ cây và lá cây còn tái chế để tạo ra khoảng 10 kg bột nhan hương và 3 kg dác xông. Ngoài ra thân cây dó bầu còn được sử dụng để chế biến đồ thủ công mỹ nghệ. Như vậy, một cây dó bầu đến thời điểm thu hoạch có giá từ 3,5 - 4 triệu đồng. Sau khi trừ mọi chi phí, ông có thể thu về 2 - 2,5 triệu đồng/cây. Ông tâm sự: "Tôi trồng loại cây này xuất phát từ sự đam mê với trầm hương. Có lẽ cuộc đời tôi đã gắn liền với trầm hương".

Là hội viên Hội trầm hương Việt Nam, con đường tiêu thụ sản phẩm trầm hương của ông Long không phải khó khăn. Hiện nay, ông đã hoàn thành mọi thủ tục để sang năm 2011, sản phẩm trầm hương của ông có thể tung ra thị trường trong và ngoài nước. Trên diện tích trồng dó bầu, keo lá tràm, ông Long còn tận dụng xây dựng chuồng trại nuôi hơn 200 con heo rừng lai. Ông cũng là người nuôi heo rừng nhiều nhất huyện Đại Lộc. Hàng năm, trang trại heo rừng của ông cho lãi từ 150 - 200 triệu đồng. Ông Long tiết lộ bí quyết làm kinh tế của mình: "Với tôi, làm việc gì cũng phải đến nơi đến chốn, đặc biệt làm kinh tế. Bí quyết của tôi chỉ là không lùi bước trước thất bại".

Quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê mình với loại cây mà mình đam mê, ông Từ Văn Long chắc chắn sẽ thổi một luồng gió mới cho mô hình phát triển vườn rừng trang trại trên vùng quê Đại Lộc.

NGUYỄN THỊ TUYẾT

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang