• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Khốn khổ vì heo rừng

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 08/07/2010
Ngày cập nhật: 9/7/2010

Bốn giờ sáng, trời còn chưa tỏ nhưng cả bản Arớt (xã Ating, Đông Giang - Quảng Nam) đã thức giấc bởi tiếng hú gọi, tiếng bước chân dồn dập khắp triền đồi, sườn núi ven rừng. Đó chính là lúc đàn heo rừng kéo về “càn quét” những đồi sắn, đồi mía của dân bản. Tình trạng này diễn ra hơn một tháng nay, khiến Arớt luôn nơm nớp trong nỗi lo.

Nơm nớp

Cùng đi lên nương sắn, Trưởng thôn Arớt Bnướch Xuân chỉ cho chúng tôi xem những dấu chân, dấu cắn phá của heo rừng. Cả một khoảnh đồi sắn tan hoang, nằm ngả nghiêng, trơ gốc, củ sắn bị cắn nát. Không những sắn mà lúa rẫy xen canh hay mía, dứa trồng trên nương cũng bị heo rừng ủi phá. “Mấy anh thấy đó, dân làng ni toàn sống nhờ cái nương, cái rẫy, chừ hắn (bầy heo rừng) cắn phá như rứa biết lấy chi mà ăn đây” - Bnướch Xuân lắc đầu nói.

Không riêng gì khoảnh rẫy của gia đình anh Zơrâm Blô mà anh Xuân dẫn chúng tôi đi, tất cả phần nương rẫy trong thôn Arớt đều bị heo rừng phá. Anh Xuân cho biết, đàn heo rừng khoảng từ 20 - 40 con, thường xuyên kéo vào rẫy của dân để cắn phá. Thông thường, thời gian đàn heo kéo về phá là từ 4 giờ sáng trở đi. Chúng xuất hiện rất đông, bất ngờ và thường xuyên di chuyển nên việc theo dõi để xua đuổi rất khó khăn. Không chỉ ủi bật gốc, heo rừng còn cắt nát thân, củ. Những nơi heo rừng đi qua, nếu không có sự xua đuổi của người dân, thì tất cả phần diện tích hoa màu bị cày nát. Như gia đình già Alăng Năao, hơn 1ha sắn đã bị bầy heo rừng “xơi tái” chỉ sau một đêm.

Dân phải tự bảo vệ

Từ khi có sự xuất hiện của bầy heo dữ, dân Arớt ăn ngủ không yên bởi sự tàn phá của loài thú rừng này. Cả thôn có hơn 100 ha trồng màu như sắn, mía, dứa thì quá nửa đã bị heo rừng tấn công. “Trước đây thỉnh thoảng cũng xuất hiện heo rừng về phá rẫy, nhưng chưa khi mô đông như hiện tại. Có rào cách mấy cũng không cản được”, cụ Clâu Bêếch (60 tuổi), cho biết. Do canh tác trên sườn đồi dốc, lại có diện tích lớn nên người dân địa phương chỉ phát quang dọn dẹp khu vực quanh rẫy chứ không làm hàng rào bảo vệ. Kể từ sau nạn heo rừng, người dân mới làm hàng rào, nhưng cũng không cản được sự tàn phá của chúng. “Rào chỗ ni hắn lại phá chỗ khác, bầy heo ni khôn lắm” - anh Bnướch Pai nói thêm.

Không rào chặn được heo rừng, dân Arớt xoay qua tìm cách đánh bẫy để xua đuổi chúng. Tuy nhiên, họ chỉ dám đặt bẫy dây (loại bẫy thòng lọng) vì sợ nguy hiểm cho người đi rẫy. “Hồi xưa có đánh bẫy chông, bẫy kẹp, nhưng giờ mấy loại bẫy đó nguy hiểm quá, sợ làm chết người nên thôn chỉ cho làm bẫy dây thôi. Nhưng mà đàn heo ni khôn lắm. Hắn ngửi thấy mùi sắt là vòng đi hướng khác. Cả mấy trăm cái bẫy thôn ni chưa dính được con heo mô hết” - anh Xuân thở dài. Để cứu sắn, dứa dân Arớt chỉ còn cách huy động cả làng đi canh rẫy. Thế nên khoảng 4 giờ sáng cư dân Arớt đã phải rục rịch chuẩn bị, chia nhau giữ rẫy. Nơi nào có heo rừng xuất hiện, người dân liền thông báo cho nhau để tập trung xua đuổi heo rừng. “Cả tháng ni ăn không ngon, ngủ không yên với mấy con heo” - già Alăng Năao ngao ngán.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã ATing Pơloong Chiến cho biết: “Xã có hai thôn nằm ở sát bìa rừng là Arớt, Ba Liên bị heo rừng về phá hoại hoa màu. Hiện xã không thể hỗ trợ người dân làm hàng rào vì diện tích đất sản xuất quá lớn. Xã cũng không thể chỉ đạo cho dân đặt bẫy, bởi sẽ gây nguy hiểm cho dân cũng như vi phạm chủ trương bảo vệ động vật hoang dã của Nhà nước. Trước mắt, người dân phải tự tìm cách rào bảo vệ rẫy cũng như canh giữ để hạn chế thiệt hại”.

NGUYỄN THÀNH CÔNG

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang