• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiện tượng cá mập xuất hiện ở biển Quy Nhơn (Bình Định): Các nhà khoa học thiếu tiền xuống biển!

Nguồn tin: Thanh Niên, 21/06/2010
Ngày cập nhật: 22/6/2010

Trong khi chính quyền lúng túng chưa tìm ra các biện pháp hữu hiệu để chặn đứng nguy cơ cá mập tấn công người tắm biển ở Quy Nhơn (Bình Định) thì các nhà khoa học, lâu nay đã mong muốn nghiên cứu hiện tượng này nhưng... không có kinh phí.

Trong khi chính quyền lúng túng chưa tìm ra các biện pháp hữu hiệu để chặn đứng nguy cơ cá mập tấn công người tắm biển ở Quy Nhơn (Bình Định) thì các nhà khoa học, lâu nay đã mong muốn nghiên cứu hiện tượng này nhưng... không có kinh phí.

Nên tắm trong... hồ bơi

Trước hiện tượng cá mập liên tục gây ra các vụ tấn công người tắm biển ở Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và UBND TP Quy Nhơn đã chỉ đạo nhiều biện pháp khẩn cấp để bảo vệ người dân và du khách. Biện pháp trước mắt là tổ chức di chuyển ngay các lồng bè nuôi thủy sản ra khỏi khu vực bãi tắm trên vùng biển Quy Nhơn, hạn chót là đến ngày 1.7.2010. Vì theo nhận định của các cơ quan chức năng, những lồng bè nuôi thủy sản và hàng trăm tàu thuyền neo đậu ven bờ biển Quy Nhơn được xem là tác nhân thu hút cá mập vào trú ẩn, tìm kiếm thức ăn và tấn công người. Bên cạnh đó, TP Quy Nhơn cũng sẽ tiến hành bố trí các trạm cảnh báo dọc bờ biển, mua thiết bị phát hiện cá dữ.

Chiều hôm qua, ông Nguyễn Nên Danh, Giám đốc Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức di chuyển các lồng bè thủy sản ra khỏi bãi tắm Quy Nhơn, cho biết công ty đang vận động ngư dân ở 5 phường ven biển gồm: Hải Cảng, Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ và Ghềnh Ráng thực hiện sớm chủ trương của chính quyền. Nếu các hộ dân không chấp hành, từ ngày 1.7, công ty sẽ phối hợp với các ngành chức năng tiến hành cưỡng chế.

Khách sạn Hải Âu (đường An Dương Vương, TP Quy Nhơn) có bãi tắm biển gần khu vực có người bị cá mập tấn công, cũng đã triển khai một số biện pháp bảo vệ du khách và người dân tắm biển. Ông Phạm Văn Mân, Phó giám đốc khách sạn cho biết: “Chúng tôi đã hướng dẫn khách tắm ở khu vực an toàn mà khách sạn đã thả phao tiêu làm ranh giới. Hệ thống phao này tính từ bờ kè ra đến biển khoảng 200m. Khi có sự cố, đội cứu hộ của khách sạn sẽ kịp thời ứng phó. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến cáo các du khách nên tắm trong hồ bơi của khách sạn để đảm bảo an toàn hơn”.

Nơi cá mập đẻ con?

Phản biện lại ý kiến cho rằng, những lồng bè nuôi thủy sản và hàng trăm tàu thuyền neo đậu ven bờ biển Quy Nhơn được xem là tác nhân thu hút cá mập vào trú ẩn, tìm kiếm thức ăn và tấn công người tắm biển; ngư dân Trần Văn Tâm (52 tuổi, ở khu vực 4, P.Trần Phú, TP Quy Nhơn), cho biết: Khu vực bãi tắm biển từ công viên thiếu nhi cho đến khách sạn Hoàng Yến (đường An Dương Vương, TP Quy Nhơn) lâu nay là nơi cá mập đẻ con. Hai tháng 5 và 6 hằng năm là mùa cá mập đẻ. Nhưng thông thường, chúng vô trước đó vài tháng kiếm mồi.

Có hai lý do chính khiến cho thời gian trước đây cá mập không cắn người là: thứ nhất, khu này là bãi cá, ghe thuyền đậu nhiều nên cá mập không vào sâu trong bờ; thứ hai, mỗi ngày những chiếc ghe này giặt lưới, lượng cá thừa thãi xuống nhiều nên nguồn thức ăn cho cá mập ở đây phong phú, chúng no nê nên không vào sâu trong bờ tìm thức ăn. Từ khi chính quyền giải tỏa bãi đậu thuyền để bảo đảm mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường bãi biển, nguồn thức ăn và “rào chắn” ghe thuyền không còn; do vậy khi cá mập vào khu vực này đẻ, chúng dễ dàng bơi vào gần bờ tìm kiếm thức ăn ở các lồng bè và tấn công người tắm biển.

Ông Tâm nói ông đi biển từ năm 15 tuổi, đến nay đã được 37 năm. Năm nào vào mùa này, ông cũng thấy có nhiều cá mập con ở vùng biển trên. Năm 2009, ông đã câu được 7 con cá mập nặng từ 40 - 45 kg.

Nhà khoa học cần 500 triệu đồng để nghiên cứu

Tuy nhiên, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tiến hành nghiên cứu khoa học để xác định rõ nguyên nhân vì sao cá mập (cá thể hay bầy đàn) lại xuất hiện ở biển Quy Nhơn?

Ông Nguyễn Hữu Hào, Phó giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định, cho rằng đây là vấn đề rất cần các nhà khoa học cùng vào cuộc, có những nghiên cứu chuyên sâu. Bởi cá mập vào gần bờ có thể là do nguyên nhân tìm kiếm thức ăn từ các lồng bè, tàu thuyền neo đậu trên biển như đã nêu, nhưng cũng có thể là do tác động của biến đổi khí hậu, hoặc một lý do gì khác.

Cùng quan điểm với ông Hào, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Thái Ngọc Bích cũng cho rằng ngoài những biện pháp trước mắt mà TP đang triển khai, rất cần các nhà khoa học sớm vào cuộc nghiên cứu để có câu trả lời chính xác nhất về hiện tượng cá mập xuất hiện ở biển Quy Nhơn, từ đó có căn cứ để đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp, bảo đảm an toàn cho người dân và bảo vệ sinh thái biển.

Trong khi đó, một cán bộ của Viện Hải dương học Nha Trang cho biết viện đã có kế hoạch triển khai nghiên cứu sâu về hiện tượng cá mập xuất hiện ở biển Quy Nhơn nhưng chưa tìm ra... kinh phí. Theo cán bộ này, để tổ chức khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, dự kiến phải có khoảng 500 triệu đồng.

Theo PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, Phó viện trưởng Viện Hải dương học thì hiện nay ở VN chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về cá mập, chỉ mới nghiên cứu về thành phần loài, khu vực phân bố sơ bộ...

Phải tắm biển cho mát

Do thời tiết nắng nóng, oi bức, hằng ngày vẫn có rất đông người dân Quy Nhơn đi tắm biển. Nhiều người cho biết, họ có chút lo sợ cá mập tấn công nhưng không thể bỏ thói quen tắm biển. Anh Võ Bá Lưu Tân ở P.Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn, nói: “Tôi đi tắm biển đã 16 năm nay. Với tôi, đó là cách giải nhiệt và xả stress tuyệt vời nhất sau một ngày bận rộn nên dù biết có cá mập, tôi vẫn tắm. Hên xui thôi”.

Bà Nguyễn Thị Đẩu (50 tuổi, ở P.Trần Phú) cho hay: “Trời nóng lại hay cúp điện nên cứ chiều chiều là tui phải tắm biển cho mát. Cá mập thì có hồi giờ chứ đâu phải mới có đây, ai xui lắm thì mới bị cắn thôi”. Nhiều người khác thì cho biết họ vẫn đi tắm biển nhưng không bơi ra quá xa như trước, mà chỉ quanh quẩn ven bờ.

T.Giáp - Đ.Phú - M.Duyên - P.Hùng

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang