• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mưa đầu mùa ra đồng bắt cá

Nguồn tin: Lao Động, 17/06/2010
Ngày cập nhật: 18/6/2010

Đi soi cá, ếch... không chỉ vì kinh tế, mang lại bữa ăn tươm tất cho gia đình, thậm chí còn bán “chiến lợi phẩm” ra chợ, mà đối với nhiều người, việc đi “rình mò” khi đêm về còn là cái thú.

Sau mùa khô kéo dài, khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, không chỉ đồng ruộng, con người mát mẻ hả hê, mà các loài thuỷ sản sống trên sông, trên đồng cũng như bừng tỉnh. Chúng cất tiếng kêu mời gọi bạn tình, chúng theo làn nước mát lên mặt ruộng thoáng đãng để làm công việc duy trì nòi giống... Con người đã biết lợi dụng sự “vui sướng mà mất cảnh giác” của con cá, con ếnh để tạo nên cái “vui sướng” cho mình, đó là thú đi soi về đêm.

Về nước đi soi

Cách đây vài tuần, tôi được một người bạn Việt kiều mới về thăm quê mời đi gặp mặt. Người bạn của tôi – anh Nguyễn Văn Chấn, nguyên là tài xế xe tải, xuất cảnh đi Mỹ cách đây hơn 10 năm – cũng mời rủ hầu hết những người bạn thân tới dự tiệc. Tiệc mừng của anh đặc biệt hơn người, khi “mồi” nhậu ngày hôm ấy không phải mua ngoài chợ, mà do chính anh thức trắng cả đêm đi soi.

Bây giờ tôi mới hiểu lý do vì sao anh không về thăm quê vào dịp Tết, vừa mát mẻ, vừa có ý nghĩa truyền thống, mà lại chọn vào lúc giao mùa, thời tiết nóng nực khó chịu. Anh Chấn cho biết, cái nhớ da diết nhất, thường ám ảnh anh trong giấc ngủ ở xứ người là những đêm đi soi ếch, soi cá vào đầu mùa mưa.

Trước khi định cư ở nước ngoài, anh là tay đi soi, đi câu có hạng ở Tân An. Mỗi năm, khi khí trời trở nên oi bức khác thường báo hiệu những cơn mưa đầu mùa, anh luôn trong tư thế sẵn sàng cho những đêm đi soi. Vào những ngày ấy, không ai có thể mời rủ anh nhậu nhẹt. Anh phải tỉnh táo để định đoán xem mưa ở hướng nào, rồi chuẩn bị lên đường. Những đêm đi soi của anh bao giờ cũng kèm theo hàng chục ký ếch, cá, lươn, cua...

Anh cho biết, ở California nơi anh định cư không có khái niệm đi soi, còn muốn câu cá phải đi xa hàng trăm cây số. Về thăm quê, anh đi soi, đi câu cho thoả thích. Dù đã mười mấy năm “gác kiếm”, nhưng tay nghề của anh vẫn như xưa, sau 1 đêm dầm mưa, anh mang về 7 – 8 ký ếch, cá... Và anh thật sự thú vị khi đãi tiệc bạn bè bằng chính công sức của mình.

Soi cá thời @

Anh Chấn cho biết, anh rời quê hương vào lúc giao thời giữa đi soi bằng đèn măng xông và đèn pin. Lùi xa hơn, anh đã biết đi soi từ lúc lên 6, lên 7 khi cùng cha chập chững ra đồng bắt ếch, nhái vào đầu mùa mưa. Ngày ấy anh còn chưa xách nổi chiếc đèn AIDA mà chỉ phụ cha xách giỏ. Không ít lần, cây đèn măng xông bất ngờ bị bể kiếng, rụng măng xông... cha con anh phải đi thầm trong bóng đêm, định hướng về nhà bằng vầng sáng điện từ hướng Sài Gòn. Bây giờ dân đi soi sung sướng quá! – anh nói.

Dù đã lên thành phố, nhưng ở Tân An bây giờ vẫn còn nhiều người sống bằng nghề đi câu, đi soi. Ruộng đất đã dịch chuyển thành đất công nghiệp, đô thị, ếch cá theo đó mà ít dần, người Tân An muốn soi cá, soi ếch phải đi xa hàng chục, thậm chí hàng trăm cây số.

Anh Nguyễn Đức Tài, công nhân Cty CP Thủy sản Long An, cho biết: Cự ly đi soi ngày càng kéo dài, đến tận Thạnh Hóa, Mộc Hóa, cách Tân An 70 – 80 km. Buổi chiều nhìn hướng trời mưa, giới đi soi nhận định đêm ấy có thể “đánh” ở cánh đồng nào. Tối đến, với đồ nghề khá đơn giản là đèn pin, vợt, giỏ..., rồi lên xe gắn máy trực chỉ hướng vừa có mưa. Đến nơi, nhìn mặt ruộng xâm xấp nước sau mùa khô kéo dài, họ tìm chỗ gửi xe và đi về phía có tiếng ếch kêu.

Dân đi soi chuyên nghiệp thường ngán dân soi địa phương ở Đồng Tháp Mười. Họ không cất công “rình mò” để bắt ếch sống, mà xộc thẳng vào “điểm nóng”. Ếch nhảy xuống nước. Họ chích vợt điện nối với bình xuyệc, họ hàng nhà ếch trồi đầu lên sạch. Anh Tài nói: “Đi soi kiểu ấy chẳng mấy chốc sẽ không còn cá, ếch để mà soi”.

Không chuyên nghiệp, anh Chín Đông ở ấp 3 xã Hương Thọ Phú (TP.Tân An) cũng tìm được niềm vui và ít mồi lai rai khi mùa mưa đến. Sau trận mưa chiều, tối đến họ hàng nhà cá theo dòng nước mát từ ruộng chảy xuống sông Vàm Cỏ Tây lên cạn sinh đẻ. Anh chỉ cần “phục kích” ở con lạch nhỏ là bắt được cá. Tuy nhiên, cùng với ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, cá trên sông cũng cạn dần, mỗi buổi tối người đi soi “phục kích” như anh chỉ kiếm đủ mồi nhậu, chứ không có đem ra chợ bán như trước.

Du lịch... soi cá

Một lần, cũng vào đầu mùa mưa, tôi có chuyến công tác ở lại đêm tại Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Đồng Tháp Mười (xã Bình Phong Thạnh, huyện Mốc Hóa) của ông Ba Đất Phèn. Tối đến, tôi theo các nhân viên trung tâm đi bắt cá, bắt ếch. Trung tâm có hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh. Cuối mùa lũ, ông Ba Đất Phèn dẫn dụ cá tự nhiên vào, rồi nuôi dưỡng, cho ăn để khai thác dần. Mùa mưa đến, cá nuôi cũng tìm cách lên cạn như cá tự nhiên, ông chỉ việc bắt cá theo cách tự nhiên.

Ông Ba Đất Phèn nghĩ ngay đến dịch vụ đón khách du lịch đến bắt, soi cá. Cá soi lên, du khách tự tay nướng lửa rơm, bày ra đất được trải lá chuối xanh, bên cạnh là đĩa muối ớt (muối hột) cùng chai rượu Gò Đen cay nồng...

Cuộc sống càng phát triển, tiện nghi càng đầy đủ, hiện đại, con người càng muốn quay về với thiên nhiên hoang dã, thiếu thốn. Đó là cái triết lý mà ông Ba Đất Phèn dựa vào để phát triển du lịch sinh thái trong “vương quốc” của mình.

Kỳ Quan

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang