• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hướng thoát nghèo ở Nho Quan (Ninh Bình)

Nguồn tin: Nhân Dân, 07/06/2010
Ngày cập nhật: 8/6/2010

Huyện miền núi Nho Quan nằm ở phía tây bắc của tỉnh Ninh Bình, địa hình chia làm ba vùng rõ rệt là vùng cao, vùng bán sơn địa và chiêm trũng, trước đây có số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh.

Nhờ chuyển dịch cơ cấu sản xuất, khai thác các tiềm năng phát triển sản xuất, đời sống người dân trong huyện từng bước được cải thiện, nhiều hộ đã trở nên giàu có.

Bằng cách nào để Nho Quan thoát khỏi huyện nghèo? Mặc dù có nhiều diện tích đất nông nghiệp, lại có rừng nhưng giao thông không thuận, điều kiện sản xuất nông nghiệp còn khó khăn nên các tiềm năng chưa được phát huy. Đường đi về các xã, các thôn bản còn khó, đầy ổ gà, ổ trâu, đất vùng cao chưa nắng đã hạn mà mưa xuống thì có lũ. Các xã vùng chiêm trũng giáp sông Hoàng Long thì trở thành rốn nước vào mùa mưa, hễ chậm gặt là lúa ngập trắng đồng, nước cao quá ngực phải mò từng bông lúa. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến người dân Nho Quan nhiều thế hệ cứ quẩn quanh trong cái khó, cái nghèo.

Bây giờ đến Nho Quan, cảnh nghèo ngày xưa hầu như không còn nữa. Những con đường trải nhựa hoặc bê-tông đã vươn tận thôn, xóm. Các xã vùng cao trước đây khó khăn như: Kỳ Phú, Thạch Bình, Cúc Phương đã có đường bê-tông và hội trường UBND xã khang trang. Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp của nông dân. Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Nho Quan, 20 doanh nghiệp đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực: kinh doanh phân bón, chăn nuôi, trồng và khai thác rừng, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng... Ông Thiện Quang Hành (xã Phú Long) hiện đang là Chủ nhiệm HTX liên doanh các trang trại ở huyện Nho Quan cho biết: HTX hiện có nguồn vốn gần ba tỷ đồng, cung ứng đủ vật tư, dịch vụ vận tải cho nông dân. Nhiều trang trại cần thức ăn chăn nuôi, vận chuyển hàng hóa, mua con giống từ nơi này đến nơi kia đều do đội vận tải của HTX làm dịch vụ.

Để phát triển kinh tế, huyện Nho Quan đã khảo sát phân vùng trồng cây và vật nuôi thích hợp đặc trưng của địa hình. Ở vùng cao sự chuyển đổi rừng phòng hộ không phải xung yếu sang rừng sản xuất mang lại hiệu quả. Phát huy nội lực. Xã vùng cao Thạch Bình là thí dụ điển hình. Trước đây, Thạch Bình là một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, rừng thì bạt ngàn mà dân lại nghèo. Nghèo cho nên người dân mới phá rừng. Đó là vòng luẩn quẩn. Từ thực tế ấy, tỉnh quyết định cho Thạch Bình chuyển đổi 200 ha rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất. Chủ trương này nhanh chóng làm biến đổi diện mạo một xã nghèo. Trưởng thôn Bãi Lóng, Trần Văn Bình cho biết, hơn 90% số hộ trong thôn nhận khoán rừng. Ngôi nhà hai tầng của Trưởng thôn vừa được hoàn thiện khang trang. Anh cho biết, nhiều gia đình trong thôn còn có nhà khang trang hơn thế nhờ thu nhập từ kinh tế rừng. Với hàng chục nghìn cây keo lá tràm đang xanh tốt sắp được thu hoạch, hàng trăm con gà đồi và dưới tán cây rừng, gia đình anh còn nuôi nhím, trâu, bò tăng thu nhập. Chủ tịch UBND xã Thạch Bình Quách Văn Hạ cho biết, chủ trương chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất đã giúp người dân nâng cao trách nhiệm với rừng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác sản phẩm từ rừng. Cụ thể, trong số 298 hộ nhận khoán rừng, đã có 200 hộ xây dựng được nhà kiên cố.

Cúc Phương cũng là một xã nghèo đang phát triển khá mạnh kinh tế rừng. Mấy năm gần đây phong trào nuôi hươu lấy nhung, ong, nhím, dê được đồng bào Mường đặc biệt quan tâm. Xã hiện có 100 hộ nuôi hươu, gần 100 hộ nuôi nhím và hơn một nghìn con dê. Chị Trần Thị Minh ở thôn Nga 2 nuôi chín cặp nhím, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa từ hai đến ba con, vừa rồi tính sơ sơ cũng thu về gần 200 triệu đồng bán nhím giống. Hiện nay, mỗi cặp nhím giống ở Cúc Phương có giá từ 13 - 15 triệu đồng, người nuôi nhím, nuôi hươu sử dụng lấy lá cây từ vườn rừng về làm thức ăn vừa làm sạch rừng, vừa có thu nhập cao. Thôn Sấm 2 và 3 trước kia thuộc diện nghèo nhất xã, nay mỗi gia đình cũng thu nhập khoảng 30 - 50 triệu đồng/năm. Không ít hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng bằng tiền bán nhím giống, dê và ong.

Tại những xã vùng bán sơn địa, nông dân cũng đang hình thành một số mô hình trang trại. Các xã Phú Long, Văn Phương, Yên Quang... hiện có hàng chục cơ sở sản xuất nấm với quy mô lớn, thường xuyên duy trì sản lượng ở mức 40 - 50 tấn/năm. Bên cạnh đó, huyện Nho Quan còn đầu tư mở các lớp đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Chủ tịch UBND xã Phú Long Nguyễn Văn Toàn cho biết, xã tập trung phát triển cây màu gồm ngô, lạc, đậu tương còn cây công nghiệp là mía, dứa. Xã hiện có hơn 10 mô hình trang trại nuôi lợn và bò. Đặc biệt một trang trại nuôi hươu lấy nhung với quy mô khoảng 20 - 30con, các trang trại này hằng năm thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Ở vùng chiêm trũng, hàng nghìn ha đất úng ngập trước đây được chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Các xã Gia Tường, Gia Thủy, Đức Long, Quỳnh Lưu, Quảng Lạc vốn là nơi luôn ngập úng, khi sông Hoàng Long đầy nước cũng là lúc nước trắng đồng. Vụ chiêm không gặt nhanh mà gặp lũ tiểu mãn là coi như mất. Vụ mùa bấp bênh, không ít vụ có cấy mà không được gặt. Trước thực tế ấy, Nho Quan chọn cách làm mới là chuyển đổi phương thức sản xuất theo công thức vừa trồng lúa kết hợp nuôi cá, đồng thời đưa giống lúa cao sản vào đồng ruộng. Phó Chủ tịch UBND huyện Nho Quan Mai Văn Luận cho biết, huyện sử dụng các giống lúa Phú Ưu 978, Phú Ưu 1, Thục Hưng 6, Bắc Thơm 7, LT 2 cho năng suất trung bình khoảng 60 tạ/ha, nhiều nơi năng suất còn đạt 75 - 80 tạ/ha mỗi vụ. Việc lúa cao sản phát triển khá tốt đã giúp Nho Quan đạt sản lượng lương thực gần 80 nghìn tấn/năm trong đó thóc đạt gần 70 nghìn tấn, đưa huyện từ chỗ thiếu lương thực, nay có thóc hàng hóa.

Mặc dù đời sống nhân dân trong huyện đã từng bước được cải thiện, nhưng Nho Quan vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là thủy lợi. Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi cho huyện Nho Quan nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nông dân. "Chúng tôi phải mua từng xe nước sạch để dùng" - Bí thư Đảng ủy xã Cúc Phương Đinh Duy Hải nói. Nước từ rừng chảy đến đâu là ngấm xuống đất hết khiến tình trạng thiếu nước vẫn luôn nóng bỏng mỗi khi vào mùa nắng. Bên cạnh đó, việc tu bổ, đào đắp, nạo vét kênh cấp 2, cấp 3 ở một số xã nhất là xã vùng cao chưa được quan tâm hoặc tiến độ còn chậm làm ảnh hưởng đến điều tiết nước phục vụ sản xuất và đời sống. Những xã nằm trong vùng phân lũ còn lo ngại ngập nước khi lũ về diện tích gieo cấy sẽ mất trắng. Hệ thống giao thông nông thôn ở các xã vùng cao chưa hoàn thiện, cụ thể như Cúc Phương hiện còn khoảng 5 km đường liên thôn chưa kiên cố khiến việc vận chuyển hàng hóa giữa các vùng gặp nhiều trở ngại. Giải quyết tốt vấn đề thủy lợi và giao thông là khâu quyết định giúp Nho Quan khai thác các tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa, cải thiện đời sống nhân dân.

Đỗ Tấn

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang