• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Từ vườn chôm chôm, nghĩ đến cách tiếp thị “con nhà nghèo”

Nguồn tin: Sài Gòn tiếp thị, 21/5/2010
Ngày cập nhật: 23/5/2010

Trong một chuyến đi cuối tuần về Vĩnh Long câu cá, thăm các vườn trái cây..., tiến sĩ Philip Zerrillo (còn được gọi là Dr. Z) tốt nghiệp tiến sĩ tại trường đại học quản trị kinh doanh nổi tiếng Kellog của Hoa Kỳ đề cập đến nhiều câu chuyện tiếp thị thú vị của doanh nghiệp Việt Nam.

Dừng chân ở một vườn trái cây bên sông Hậu, Dr. Z được mọi người giới thiệu về một kiểu kinh doanh rất phổ biến của nhà vườn: bán bụng (ăn no bụng thì trả khoán một khoản 10.000 đồng/người). Len lỏi dưới những tàn cây chôm chôm cao rộng, ông hỏi về lịch sử khu vườn, chuyện kể về ông chủ vườn và đời sống của rừng cây cho những chùm trái chín ngọt hấp dẫn. Nhưng người chủ vườn trố mắt, cười, trả lời là… không có câu chuyện gì về khu vườn này hết.

Nhiều nhà vườn ở miền Tây đã được đưa vào các tour du lịch. Tuy nhiên, Dr. Z (trong ảnh) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy các nhà vườn không biết kể chuyện về khu vườn của mình để tiếp thị.

Nhu cầu “tám”, tại sao không?

Ông bức xúc: sao các nhà vườn không biết cách kể những câu chuyện về vườn trái cây của họ để làm tiếp thị đến khách du lịch? Máu nhà nghề sống dậy. Ông say mê nói về việc cần xây dựng những câu chuyện thú vị về vùng đất, con người ở đây để du khách có thể hào hứng kể lại khi trở về. Thậm chí, ông gợi ý: chụp vài tấm ảnh du khách đang hái chôm chôm, in ra tặng họ khi về, cũng là trao cho họ một “chứng cớ” hiển nhiên giúp họ tiếp thị cho mình khi vui miệng mang tấm ảnh hay ho ra kể lại cùng bạn bè.

Ông liên kết vườn cây Vĩnh Long với các chiêu thức marketing đã thành danh trên thị trường quốc tế như rượu champagne, nước khoáng Evian, đại lộ ngôi sao Hollywood… là những sản phẩm có sức cạnh tranh cao nhờ khai thác những câu chuyện hấp dẫn chứ không phải dùng đến một lượng tiền quảng cáo khổng lồ.

Câu chuyện về tiếp thị du lịch ở những vườn trái cây được mở rộng sang những doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức từ thị trường trong nước lẫn quốc tế. Các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải giải quyết một đề toán khó, đó là khi thị trường chứng kiến nhiều đại gia đang tung những “chưởng” với khả năng tài chính lớn mà những doanh nghiệp “con nhà nghèo” khó có thể xâm nhập thị trường, giữ vững hệ thống phân phối. Bài toán khó thì có lời giải hay – Dr. Z khẳng định.

Thực tế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là khá sôi động và phong phú để tạo ra được những câu chuyện hấp dẫn.

Ít tiền thì bỏ nhiều công

Những người trong đoàn kể chuyện về ông chủ Mỹ Hảo đã từng được một công ty đa quốc gia gạ mua thương hiệu Mỹ Hảo vài triệu đôla nhưng ông kiên quyết không bán “con đẻ của mình” và tiếp tục trường kỳ thâm nhập đến các vùng sâu, vùng xa. Một Dạ Lan hay Hynos “vang bóng một thời” quay trở lại thị trường năm 2009. Một Minh Long biết tranh thủ trong cơn khủng hoảng toàn cầu 2009, các công ty cắt giảm kinh phí dự hội chợ, thì Minh Long tận dụng cơ hội này để hiên ngang chọn được vị trí đẹp nhất tại hội chợ ở Đức, tiếp tục xuất khẩu tốt và còn mở rộng hơn ở thị trường trong nước. Một Liên Thành “lột xác” có hệ thống định vị mới từ cuối năm 2009 và tự hào kể chuyện mạch lạc về một thương hiệu nước mắm hơn 100 năm tuổi của mình...

Các câu chuyện về làm thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam, một lần nữa Dr. Z khẳng định: thực tế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là khá sôi động và phong phú để tạo ra được những câu chuyện đủ sức hấp dẫn với người tiêu dùng. Những câu chuyện của sứ Minh Long, Mỹ Hảo, nước mắm Liên Thành, giày Asia, kem đánh răng Dạ Lan, nồi nhôm Kim Hằng, tủ nhựa Duy Tân… đều là những chuyện thật rất hay, người tiêu dùng sẽ truyền tai nhau để từ đó khi chọn mua hàng, dễ có định hướng rõ hơn.

Tất nhiên, việc kể chuyện là một nghệ thuật, việc viết ra câu chuyện đó cũng là một công trình cần sự đầu tư, chăm chút từng ý tứ, từng ngôn từ và truyền thông câu chuyện đó càng phải công phu… Rõ ràng là muốn tốn ít tiền thì phải tốn nhiều công… Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì rõ ràng là các doanh nghiệp của chúng ta có thể có nhiều công (mà thường là thiếu tiền marketing), do đó việc đầu tư vào các hành động chăm sóc người tiêu dùng thật tận tuỵ, để xây dựng thành những câu chuyện hay và bỏ công đi kể chuyện cho bà con nghe thì cũng là một giải pháp hay trong quá trình phân bổ nguồn lực hiện có.

Trong ngày 28.5 tới, tại TP.HCM, Dr. Z sẽ có buổi trao đổi sâu hơn với các doanh nghiệp về đề tài “nghệ thuật marketing thời suy thoái với chi phí thấp”. Với kinh nghiệm bậc thầy về marketing, câu chuyện về tiếp thị của ông với doanh nghiệp chắc chắn sẽ đem đến nhiều kiến thức thực tiễn, sâu sắc.

DUY NGUYỄN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang