• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dân nhậu coi chừng... heo tai xanh

Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 30/04/2010
Ngày cập nhật: 2/5/2010

Ngày 29-4, anh Trần Quốc Quân - chủ một cửa hàng lòng heo tiết canh ở Thanh Trì, Hà Nội - đã ra viện sau 10 ngày điều trị chứng viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn.

Các vết xuất huyết trên da, điển hình của triệu chứng sốc do nhiễm liên cầu lợn - Ảnh: Minh Ngọc Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư - nơi điều trị cho anh Quân, cho hay rất may bệnh nhân Quân không gặp di chứng gì, trong khi rất nhiều bệnh nhân viêm màng não do liên cầu lợn thường gặp di chứng nghễnh ngãng. Tại bệnh viện đang có một bệnh nhân sốc, ba trường hợp viêm màng não do liên cầu lợn.

50% bị viêm màng não

Cũng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, dù đã trải qua hơn nửa tháng điều trị nhưng anh Nguyễn Văn Thương (ở Phổ Yên, Thái Nguyên) vẫn còn yếu. Hai ống chân anh dày đặc những vết tím đen đã bong tróc, để lộ da non. Theo người nhà anh Thương, cách đây khoảng 20 ngày gia đình anh mua thủ lợn về ăn, trong quá trình băm thịt anh bị xước ở tay. Khoảng ba ngày sau ăn món thủ lợn, anh Thương sốt cao, lơ mơ, trên da nổi những mảng xuất huyết tím bầm. Sau ba ngày điều trị tại địa phương, anh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Theo bác sĩ Hồng Hà, các bệnh do liên cầu lợn thường gặp là viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm màng tim... Vi khuẩn liên cầu cư trú ở họng heo, khi heo gặp thêm chứng bệnh như bệnh tai xanh, vi khuẩn liên cầu sẽ phát tán khiến heo nhiễm thêm một chứng bệnh “cơ hội”. Người sử dụng thịt heo tai xanh nấu chưa chín, ăn tiết canh heo hay bị dây máu hoặc dịch heo vào các vết trầy xước trên da sẽ bị nhiễm vi khuẩn liên cầu.

Theo bác sĩ Hồng Hà, hai căn bệnh thường gặp nhất do căn nguyên vi khuẩn liên cầu là sốc (như bệnh nhân Thương) và viêm màng não (như bệnh nhân Quân). Bác sĩ Hà cho hay trước đây có nhiều căn nguyên gây viêm màng não, nhưng gần đây có tới 50% ca viêm màng não do vi khuẩn liên cầu. Cách dễ phân biệt bệnh do liên cầu lợn với sốt xuất huyết (cùng có biểu hiện xuất huyết trên da) là với sốt xuất huyết thì các nốt xuất huyết xuất hiện li ti trên da, còn bệnh do liên cầu thì xuất huyết trên da dày đặc thành đám, đặc biệt ở chân, lưng, ngực...

Có thể xuất hiện bệnh sau 16 giờ

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới), bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội, lơ mơ hoặc nôn sau 16 giờ ăn thịt nấu chưa chín hoặc nhiễm vi khuẩn thông qua các nốt trầy xước trên da. Những trường hợp muộn hơn, có thể ba ngày sau khi nhiễm bệnh các triệu chứng mới xuất hiện. Những người sống trong vùng đang có dịch heo tai xanh, có các biểu hiện như trên nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Theo bác sĩ Cấp, rất nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn điều trị tại bệnh viện này là dân nhậu, mắc bệnh sau khi ăn tiết canh. “Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cấm tiết canh rồi, nhưng dân ta vẫn làm và ăn! Phòng bệnh do liên cầu lợn, tốt nhất là heo ốm chết chưa rõ nguyên nhân nên đem tiêu hủy, không giết thịt ăn. Trong quá trình giết mổ, chế biến thịt cũng cần phòng hộ như đeo găng tay chẳng hạn” - ông Hà khuyến cáo.

Theo bác sĩ Hà, khoảng 4-5 năm nay, năm nào cũng xuất hiện bệnh nhiễm liên cầu lợn cùng với mùa dịch heo tai xanh, đỉnh điểm là đầu năm 2007 với 60-70 bệnh nhân nhập viện liên tục. Ông Hà cho rằng số lượng bệnh nhân thường tùy vào diễn biến dịch trên heo. Có thể có hi vọng đẩy lùi được căn bệnh này nếu ý thức của người dân cao hơn, chẳng hạn như không ăn tiết canh.

LAN ANH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang