• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nơm nớp lo mua phải thịt lợn bệnh

Nguồn tin: Vietnamnet, 27/04/2010
Ngày cập nhật: 28/4/2010

Dịch tai xanh trên lợn đã lan ra 8 tỉnh, thành, trong đó có Hà Nội. Tại chợ, các tiểu thương cho biết thịt lợn bắt đầu tiêu thụ chậm lại, còn người tiêu dùng hoang mang không biết phân biệt đâu là thịt lợn bệnh, đâu là thịt lợn sạch.

Ăn gì cho an toàn?

Thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ ngày 13 - 19/4, dịch tai xanh đã xuất hiện trên đàn lợn các xã Kim Sơn, Trung Màu, Dương Quang, Lệ Chi và Phú Thị của huyện Gia Lâm (Hà Nội), làm 370 con lợn mắc bệnh và 320 con lợn bị tiêu hủy.

Trong khi đó, các tỉnh lân cận Hà Nội như Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng cũng đều có đàn lợn mắc bệnh, với số lượng lên tới cả nghìn con.

Thông tin này khiến người tiêu dùng lo lắng. Chị Hoàng ở Gia Lâm, Hà Nội tuần qua hầu như mua rất ít thịt do sợ mua phải thịt tai xanh. Thực đơn bữa ăn hàng ngày chuyển sang gà, cá, tôm, trứng, thịt bò...

Gia đình bác Nguyễn Văn Huấn ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai) cũng vậy. Không rõ nghe thông tin từ đâu, bác Huấn khuyên con dâu rằng, đừng có mua thịt lợn ở chợ vì nếu bị bệnh tai xanh, người ta cắt tai đi rồi xẻ miếng bán thì làm sao biết được thịt có sạch không?.

Nói vậy nhưng nhiều gia đình băn khoăn nếu không ăn thịt lợn thì ăn gì, vì ăn mãi các món khác cũng chán.

Chẳng hạn, gia đình ông bà Loan ở Khâm Thiên, Hà Nội thì do ông không thích ăn cá, tôm mà cả tuần chỉ dùng các món chế biến từ thịt bò, thịt gà mãi cũng ngán nên bà buộc phải mua thịt lợn, mặc dù biết thông tin là có lợn bị bệnh.

"Tôi chẳng biết mua thức gì khác, thôi thì cứ nấu thật kỹ cho an toàn", bà Loan nói.

Chị Ngừng, tiểu thương bán thịt ở chợ Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội mấy hôm nay kêu trời vì thịt lợn bán chậm. Bình thường, chỉ đến nửa buổi sáng là sạp thịt đã vơi thì nay đến trưa, thậm chí sang cả chiều thịt vẫn còn. Khách quen của chị chỉ đi qua mà chào mời thế nào cũng thờ ơ.

Hơn nữa, mấy hôm nay chợ chuyển sang vị trí mới, không cho xe vào chợ nên có tiểu thương vì quá ức chế do không bán được hàng nên to tiếng cãi nhau với bảo vệ, rằng thịt đã ế mà còn cấm xe thì ai mua bây giờ?

Thịt lợn bệnh có mùi kháng sinh

Hiện Bộ NN&PTTN rốt ráo chỉ đạo các địa phương tích cực dập dịch, đặc biệt ngăn chặn việc tuồn lợn bệnh ra ngoài để bán trà trộn vào các sạp.

Chiều 26/4, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) nói rằng, dịch tai xanh đang ở giai đoạn nghiêm trọng, dịch diễn biến phức tạp hàng ngày. Gia súc mới liên tục mắc bệnh. Dịch đang có chiều nhướng đi lên, chưa chững lại.

Ông Năm cảnh báo: "Nguy cơ lây lan sang các tỉnh khác là rất lớn. Thời gian qua mầm bệnh có ở các tỉnh có sẵn và lây lan theo quy luật, cứ 3 năm phát dịch một lần cộng với thời tiết tháng 3 - 4 là thời điểm phát dịch".

Trong khi đó, chính ông Năm thừa nhận, việc kiểm dịch không phải tỉnh nào cũng làm tốt. Nếu Thái Bình, Nam Định chủ động thì cũng có tỉnh chây ì, chưa triển khai. Một phần do tỉnh chưa chủ động, phần khác do kinh phí khó khăn.

Song, đó cũng không phải là vấn đề bởi ông Năm cho biết, khi dịch bùng phát, nhiều xã đã tự lập chốt tạm thời để ngăn không cho lợn ốm chết ra khỏi địa bàn.

Ông Hoàng Văn Năm cho rằng, có ba vấn đề cần triển khai ngay để ngăn chặn tình trạng bán tháo lợn bệnh, đó là giải pháp, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Biện pháp thì Cục Thú y và Bộ NN&PTNT thực hiện tương đối tốt, song, chính sách hỗ trợ hiện nay vẫn còn bất cập.

Theo ông Năm, các địa phương có thể quyết định hỗ trợ tối đa lên 25.000 đồng/kg lợn hơi - tương đương 70% giá thị trường. Vừa qua, giá thị trường thấp hơn giá hỗ trợ nên người dân chú trọng tiêu hủy hơn.

Do vậy, tuỳ theo giá thị trường, ông Năm khẳng định nếu các tỉnh hỗ trợ giá cao thì dân sẽ nô nức tiêu hủy lợn, đảm bảo không bán chạy lợn ốm.

Đối với người tiêu dùng, người đứng đầu ngành Thú y nói rằng virus gây tai xanh không gây bệnh cho người. Song, ông cũng khuyến cáo không được ăn lợn ốm, lợn chết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng một số vi khuẩn kế phát như liên cầu khuẩn.

"Để phân biệt lợn tai xanh và lợn thường, tuy là khó nhưng thường thì lợn tai xanh có kháng sinh nên có mùi thuốc, rất khó chịu", ông Năm nói.

Hà Yên

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang