• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mùa nấu đường thốt lốt ở An Giang

Nguồn tin: Báo An Giang, 01/04/2010
Ngày cập nhật: 5/4/2010

Từ lâu, cây thốt lốt đã gắn chặt với người dân tộc Khơ-me Bảy Núi như cây dừa với người Kinh. Cây thốt lốt được xem là nguồn lợi kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây. Cũng từ cây thốt lốt, bà con đã làm nên đặc sản đường thốt lốt vang danh khắp cả nước.

Muốn lấy nước thốt lốt cho thuận tiện, người ta phải chặt một cây tre gai già thật dài và thẳng, cứ mỗi nhánh để lại khoảng một gang tay rồi cột cố định vào cây thốt lốt để làm thang leo. Khi lưỡi mèo (bông thốt lốt) ra dài là lúc cắt mạch để lấy nước. Nước mật từng giọt chảy rỉ ra được hứng vào ống tre (ngày nay được thay bằng vỏ chai nước suối hay bình nhựa) treo ngay bên dưới. Cứ thế, mỗi ngày người dân lấy 2 lần buổi sáng sớm và chiều tối. Đổ gánh nước thốt lốt vào nồi đun sôi sùng sụt, anh Chau Mót, ở sóc Tà Ngáo, xã An Phú (Tịnh Biên - An Giang) cho biết, đang vào mùa cao điểm nấu đường thốt lốt. Mỗi ngày anh leo 40 cây thốt lốt, thu hoạch từ 160 - 220 lít nước, đem nấu cho ra khoảng 40kg đường thô. Hiện tại các sơ sở chế biến đường tán thu mua với giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg cao hơn năm ngoái 3.000 đồng, trừ đi tất cả chi phí, trung bình mỗi ngày, anh Chau Mót thu nhập khoảng 300.000 - 400.000 đồng…

Năm nào cũng vậy, khi đến mùa lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, rất đông du khách kết hợp tham quan vùng Bảy Núi và sản vật họ thường mua về để làm quà biếu là đường thốt lốt. Anh Lê Thanh Phong, một nông dân ở xã An Phú có 10 năm trong nghề nấu đường thốt lốt nói, ở vùng đất này chỉ có cây thốt lốt mới thật sự đem lại thu nhập cho chúng tôi. Mùa khô cây cối ở đây đều khô cằn do thiếu nước tưới, riêng chỉ có cây thốt lốt mới có thể chống chọi được với hạn hán lại cho nước nấu đường rất ngọt, ngon, nên du khách phương xa họ mê lắm! Bắt đầu từ tháng 10 năm trước, thốt lốt cho thu hoạch kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, vào khoảng tháng hai âm lịch, thốt lốt cho thu hoạch cao điểm, đây có thể xem là vụ làm ăn ngon lành nhất trong năm. Cũng theo anh Phong, chi phí đầu tư cho việc thuê cây thốt lốt và chất đốt năm nay vẫn ở mức trung bình nên bà con nấu đường có lời. Chỉ tay về những cây thốt lốt được trồng thẳng tắp quanh bờ ruộng trên, anh Phong cho biết, những cây thốt lốt này tôi mướn của hộ dân tộc Khơ-me khoảng 6 - 7 triệu đồng/năm. Mùa này nắng gắt nên nấu khoảng 7 lít nước thì được 1 kg đường, còn mùa mưa thì từ 9 - 10 lít mới cho ra 1 kg đường. “Buổi sáng nào cũng vậy, vợ chồng tôi cũng tranh thủ đi lấy nước thốt lốt đem về nhà, nếu để đến trưa thì nước sẽ bị ôi chua, khi nấu đường sẽ không còn ngon. Muốn cho ra một mẻ đường thơm ngon phải đun sôi từ 5 - 6 giờ liền thì đường mới đặc lại. Sau đó để nguội, thương lái đến cân nườm nượp, bán không kịp tay. Dứt vụ thu hoạch, bỏ sở hụi, tôi kiếm lời trên 25 triệu đồng. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi ổn định, có của ăn của để.

Theo thống kê của Phòng Công thương huyện Tịnh Biên, toàn huyện có khoảng 1.100 hộ sản xuất và chế biến đường thốt lốt, tập trung ở các xã Nhơn Hưng, An Phú, Vĩnh Trung, Văn Giáo. Trung bình mỗi hộ leo từ 30 - 60 cây thốt lốt/ngày, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động nông thôn. Trong nhiều năm qua, huyện cũng đã hỗ trợ kinh phí theo Chương trình 135 để xây lò đun nấu cho bà con dân tộc Khơ-me, với số tiền 3 triệu đồng/lò. Bên cạnh còn mở lớp tập huấn kỹ thuật lấy nước, cách nấu và chế biến đường thốt lốt. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ cho những hộ chế biến đường đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm như: Thương hiệu đường thốt lốt Ngọc Trang và Lan Nhi… Từ đó, sản phẩm đường thốt lốt Bảy Núi không những được bán trong nước mà còn xuất sang thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ…

THÀNH CHINH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang