• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề gieo nước biển ở Quảng Ngãi

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 28/03/2010
Ngày cập nhật: 29/3/2010

Những ô vuông lung linh đang hắt nắng ngược lên trời. Tôi cảm nhận hình ảnh này khi đi thăm đồng muối Sa Huỳnh - cánh đồng nằm vắt ngang hai thôn Long Thạnh, Tân Diêm (xã Phổ Thạnh - Đức Phổ - Quảng Ngãi) vào "giữa ngọ" một ngày cuối tháng ba.

Đầu vụ, mẻ nước biển được tháo vào ruộng cách đây ba ngày gặp nắng vừa "chín tới" đã bắt đầu cho những hạt to, vuông vức, trắng một màu tinh khiết. Ông Nguyễn Hai - một "diêm dân" có trên 40 năm trong nghề, cắn một góc hạt muối để tan trên đầu lưỡi rồi bảo: "Được lắm! Mặn kiểu này là nước biển không bị ô nhiễm, muối không tạp chất". Ông cầm trang đảo nước vài vòng cho muối kết hạt mà không có màu hẩm, rồi rủ tôi vào căn chòi lá uống nước chè. Cốc nước giữa cánh đồng mông mênh nắng cùng mẩu chuyện dí dỏm của ông làm không gian chợt mát. Ông cho rằng cùng với Long Thạnh, muối Tân Diêm làng ông khá mặn mòi, ngon nổi tiếng.

Ông Hai ví von rằng muốn có lúa phải gieo mạ, muốn có muối phải gieo… nước biển. Mùa muối thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7 (âm lịch) khi nắng đã "ổn định" và nguồn nước biển nguyên liệu đạt độ trong xanh nhất. Ban đầu diêm dân phải dọn thật kỹ nền đất trong lòng ruộng để đạt độ phẳng "như gương". Sau khi nạo vét tạp chất và đầm nén, mặt ruộng sẽ có độ kết dính cao. Nước biển dẫn vào ruộng phải đi qua hệ thống mương xử lý cho độ mặn tăng dần, mực nước đạt từ 15 đến 20cm. Như vậy thời gian hong nắng sẽ nhanh, muối kết tinh sớm. Rồi ông hạ giọng, buồn buồn: "Còn thu nhập hả, bèo bọt lắm chú mày ơi, 2 lao động làm cật lực trong 3 ngày mới được 300 kg muối, bán cho tư thương tại ruộng 500 đồng/kg. Chú mày tính coi, có phải mỗi lao động chỉ được 25 ngàn mỗi ngày không?".

Chị Kiều Thị Điểm - một người bám ruộng muối suốt mấy chục năm qua phân bua: "Cái nghề nó bắt mình phải đội nắng cả ngày. Nắng càng to thì muối càng chắc, vị càng ngon".

Tiếp xúc với diêm dân trên đồng muối Sa Huỳnh, nơi nào tôi cũng nghe họ kể về những nỗi niềm, long đong hạt muối. Anh Ngô Tấn Hồng - Chủ nhiệm HTX Muối trăn trở nói: "Với năm trăm đồng làm sao mua được một lọn rau? Nhưng cũng chỉ với năm trăm đồng, có thể mua được một kg muối!". Tôi đồng cảm với anh. Trong danh sách các mặt hàng leo thang từ Tết đến giờ không có từ "muối". Anh đứng trầm ngâm trên bờ ruộng. Bóng anh đổ xuống vạt muối vừa cào còn loáng nước, bóng anh và muối nhòa nhạt trong bóng chiều.

Không ai lo đầu ra cho muối Sa Huỳnh, những diêm dân hoặc phải cắn răng chịu tư thương ép giá, hoặc phải tự bao tiêu sản phẩm của mình trên những chuyến xe ra Mộ Đức hay ngược Ba Tơ. Hỏi vì sao không bán muối cho "Nhà máy Muối tinh chất lượng cao Sa Huỳnh" to đùng ngay bên hông đồng muối, anh Hồng cười chua chát: "Năm mới khai trương, họ mua được vài lần rồi thôi. Những năm gần đây, họ cho nhân viên vào tận Ninh Thuận, Bình Thuận mua muối về chế biến, dù chất lượng thì chưa chắc ai đã hơn ai. Tức một cái nữa là họ "rước" muối ngoài tỉnh về nhưng trên bao bì sản phẩm vẫn ghi là "Muối Sa Huỳnh". Một nhà máy chế biến muối, xây trên vùng nguyên liệu với những lời hứa "có cánh" mà lại quay lưng với diêm dân, bỏ mặc bà con tự tìm đầu ra cho hạt muối trên những thôn bản xa xôi miền tây Quảng Ngãi. Đường đi của muối Sa Huỳnh sao mà lắm gian truân và quá đỗi gập ghềnh!

Bức tranh về muối Sa Huỳnh thiếu những gam màu sáng. Vậy mà anh Hồng vẫn thủ thỉ với tôi những tin tốt đẹp trên đường về. Anh nói rằng hạt muối tuy còn lao đao, diêm dân tuy còn khổ, nhưng bà con quyết không rời bỏ nghề truyền thống có từ hàng nghìn năm nay. Bởi vậy nên họ vẫn tiếp tục lấn biển, khai khẩn và đưa vào sử dụng thêm 20 ha ruộng muối nữa, nâng tổng diện tích toàn HTX từ 120 ha lên đến 140 ha. Anh còn cho biết là HTX vừa gửi hồ sơ lên Sở KH - CN và Sở NN - PTNT Quảng Ngãi với hàng trăm chữ ký của xã viên, xin đăng ký thương hiệu cho "Muối Sa Huỳnh". Tôi chia sẻ cùng anh những niềm vui ấy khi trong lòng chưa thể vơi đi nỗi khắc khoải về những lận đận của diêm dân.

Trần Cao Duyên

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang