• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Biến cỏ bàng thành vàng

Nguồn tin: Lao Động, 25/02/2010
Ngày cập nhật: 26/2/2010

Sau 6 năm thành lập, Dự án “Bảo tồn và khai thác bền vững đồng cỏ bàng” xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang do Hội Sếu quốc tế tài trợ đã bước đầu lập nên kỳ tích: Biến những cây cỏ bàng mọc hoang thành... vàng.

Không chỉ trực tiếp giải quyết việc làm cho trên 700 lao động, chủ yếu là đồng bào Khmer nghèo có thu nhập ổn định, mà còn tác động bảo vệ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước, trong đó có sếu đầu đỏ...

Nghèo trên kho... vàng

Vùng dự án có diện tích 220.000ha, thuộc vùng giáp biển của đồng lũ hở Tứ Giác Long Xuyên nên rất đa dạng về các loại sinh cảnh, với sự hiện diện của rừng ngập mặn, đầm lầy nước lợ, sông, rạch, rừng ngập vùng ngọt, đồng cỏ... Trong đó, chủ yếu là đất cây bàng (1.025ha) và cây năng (430ha), thức ăn chủ yếu của sếu đầu đỏ.

Từ lâu, người dân trong vùng đã biết khai thác của cây bàng để mưu sinh. Tuy nhiên do phát triển theo hướng tự phát và thủ công, lạc hậu nên sản phẩm cây bàng rất nghèo nàn, như chế biến thành vật dụng giản đơn dùng trong sinh hoạt hàng ngày như đệm, giỏ... hoặc bán nguyên liệu thô sang Campuchia nên đời sống của phần lớn người dân ở đây thường rơi vào nghèo khó.

Trong khi đó, đa số lại có thói quen khai thác cắt ngang và rủ bỏ hết những mầm non... đã khiến diện tích đồng cỏ bàng ngày một thu hẹp và đứng trước nguy cơ xóa sổ. Điều này cũng đồng nghĩa với nguy cơ “sống - được” với nghề ngày một khó thắt ngặt hơn. Vì vậy để lo đủ chén cơm, manh áo, họ buộc phải khai thác, vắt kiệt và làm nghèo nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác trong vùng dự án. Trong đó đáng lo là ảnh hưởng trực tiếp đến cây cỏ năn và đe dọa sự hiện diện của sếu đầu đỏ mỗi độ xuân về.

Phép lạ: Cỏ hóa vàng

Tháng 12.2004, Hội Sếu quốc tế đã vận động Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ cho dự án 212.000 USD (địa phương đầu tư sự nghiệp khoa học 300 triệu đồng) để thực hiện mô hình khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương. Một trong những việc nổi bật là tác động chuyển đổi cách làm, nếp nghĩ của người dân về kỹ thuật khai thác bàng và sản xuất sản phẩm từ cây bàng.

Anh Hà Trí Cao, điều phối viên dự án cho biết: Bên cạnh việc tập huấn kỹ thuật, can thiệp kịp thời kiểu khai thác bàng tận diệt, chúng tôi tổ chức huấn luyện ứng dụng mỹ thuật vào quá trình sản xuất, từng bước đa dạng hóa và hiện đại hóa sản phẩm, đưa đệm bàng vươn ra thế giới. Bằng nhiều hình thức thu mua sản phẩm, BQL đã vực dậy làng nghề truyền thống bấp bênh tiến tới sản xuất ổn định và phát triển.

Chị Thị Mai, dân tộc Khmer, ngụ ấp Trần Thệ, xã Phú Mỹ cho biết: “Trước đây, hàng làm ra rất khó tiêu thụ quanh năm nên nhiều khi cả tháng không có việc làm. Từ ngày được dự án hỗ trợ, ngày nào cũng có việc với mức thu nhập bình quân 50 ngàn đồng/ngày”. Đây là 1 trong số hơn 700 người dân được sự đổi đời từ tác động của dự án. Anh Hà Trí Cao cho biết thêm: Bình quân, một nội trợ tận dụng thời gian rỗi, mỗi ngày tối thiểu cũng có thể sản xuất 3 tấm đệm cho dự án. Sau khi trừ đi tiền bàng nguyên liệu vẫn lãi ròng trên 20 ngàn đồng, đủ lo liệu tiền chợ búa cho gia đình.

Không chỉ có người dân mà dự án cũng “ăn nên làm ra”. Từ chỗ mỗi năm phải bù lỗ khoảng 300 triệu, đến năm 2009 đã bước đầu cân đối được thu - chi và nguồn lãi lớn nhất là tạo được hành lang bảo vệ sếu đầu đỏ khi vài năm gần đây gần như chấm dứt tình trạng sếu bị chết tại bãi ăn.

Lục Tùng

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang