• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghịch lý quanh bể biogas thời bão giá

Nguồn tin: VietNamNet, 13/07/2008
Ngày cập nhật: 15/7/2008

Thời bão giá, chuyện được dùng bếp đun gas mà không phải lo bỏ tiền mua gas như chuyện phiếm. Một vài nông hộ ở xã miền núi Tiến Xuân, huyện Lương Sơn, Hòa Bình đang khiến các hộ láng giềng ghen tị vì có gas dùng nhiều đến mức dư thừa, phải... xả bớt đi.

Thờ ơ giá gas

Mấy hôm mưa ẩm, rơm rạ, củi nhà chị Quyên bị ướt, phải dùng đến mùn cưa mua dự trữ để đun nấu. Giá cả mọi thứ leo thang, không chỉ phân bón, đến mùn cưa cũng tăng giá. "Cực chẳng đã phải đun bằng mùn cưa, chứ không tốn kém lắm", chị Quyên thở dài nói.

Ở cái xã miền núi nhỏ bé sắp được sáp nhập về Thủ đô HN này, hầu như gia đình nào cũng đun nấu truyền thống bằng bếp củi, rơm như nhà chị Quyên. Nhưng giờ chuyện đi rừng kiếm củi cực nhọc, chuyện mùn cưa, lúa gạo, phân bón, giống chăn nuôi tăng giá không đáng xôn xao bằng chuyện từ giữa năm ngoái, một vài nhà trong xã được Total, một công ty của Pháp ưu tiên tài trợ thí điểm xây bể biogas, tự chế ra gas đun từ phân chuồng các loại gia súc.

"Từ ngày có gas đun, tôi thoát cảnh mấy chục năm vào rừng từ sớm kiếm củi, bị vắt, muỗi cắn sưng người", bà Đinh Thị Đáo, chủ hộ may mắn được hưởng lợi dự án nói.

Ngay kế nhà bà Đáo, ông Kiều Văn Bốn cùng may mắn hưởng lợi từ dự án thí điểm nở nang mặt mày kể: "Nghe nói giá gas tăng nhưng tôi chẳng quan tâm lắm".

Thực tế có gas đun cũng chỉ bớt đi một khoản chi tiêu. Nhưng sự thảnh thơi của nhà bà Đáo, ông Bốn khiến chị Quyên và nhiều nông hộ trong xã ao ước có ngày được "lên đời" đun bếp gas để khỏi lo mưa nắng, kiếm củi trong rừng, đặc biệt giải quyết được khoản phế thải đầu ra của đàn gia súc vốn nồng mùi, đầy ruồi nhặng quanh nhà.

Didier Orange, chuyên gia người Pháp về biogas cho rằng, sử dụng mô hình biogas sẽ giúp cải thiện bền vững đời sống của người dân. "Biogas như một yếu tố mới để sử dụng năng lượng trong phạm vi nông hộ, có năng lượng thì không phá rừng, cũng như giải quyết các chất thải để không gây ô nhiễm môi trường", chuyên gia Pháp nói.

"Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra"

Tuy nhiên, xây bể biogas cũng là chuyện lớn đối với những gia đình thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp ở xã Tiến Xuân này. Mức đầu tư trung bình xây một bể biogas hiện khoảng 5 đến 6 triệu đồng.

Trong khi đó, đa phần các gia đình trồng lúa và chăn nuôi gia súc có thu nhập không phải dồi dào trước mọi lo toan cuộc sống, chưa kể vụ mùa thất bát, dịch lợn tai xanh càn quyét thì đến phân chuồng cũng không có để làm bể biogas.

Anh Nguyễn Văn Thiết, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, đang giúp thực hiện thí điểm dự án biogas ở xã Tiến Xuân cho biết, nhiều gia đình tính tới bán đất mới có đủ tiền xây bể biogas, còn không phải... chờ tài trợ.

"Có tới 60% nông hộ cảm thấy khó khăn, chưa đủ điều kiện tự đầu tư cho biogas", anh Thiết nói.

Ở góc khác, anh Nguyễn Duy Phương, cán bộ kỹ thuật biogas cho rằng, giá cả thức ăn tăng cao khiến nhiều nông hộ giảm số đầu lợn chăn nuôi cũng là lý do khiến việc đầu tư xây bể biogas không dễ dàng.

Bà Đáo nói mình may mắn được chọn làm thí điểm của dự án chứ nếu không cảnh nông thôn làm gì có điều kiện, phải bán đất mới làm biogas được. Nếu không có điều kiện làm thì chịu.

Trong khi nhiều nông hộ không có điều kiện kinh tế để xây bể biogas thì nghịch lý những hộ như nhà ông Bốn, bà Đáo không chỉ có gas đun mà còn dư dả đến mức phải... xả bớt gas để tránh nguy hiểm.

Thông thường chỉ cần nuôi tối thiểu 6 con lợn có thể đảm bảo đủ phân cho bể biogas hoạt động nhưng do chăn nuôi số lượng lớn phục vụ buôn bán nên lượng biogas có lúc dôi dư quá mức. Những lúc như vậy, bà Đáo, ông Bốn đều tiếc gas, vì không biết làm gì cũng đành... xả bớt ra ngoài.

Đôi lúc nhìn sang nhà hàng xóm để ao ước, chị Quyên hay nhiều nông hộ ở Tiến Xuân biết rằng dù quẳng được gánh lo nhọc nhằn vào rừng kiếm củi thì họ vẫn còn nhiều lo toan khác xung quanh cái bể biogas, cho dù, không lâu nữa, họ sẽ là người Thủ đô.

Phong trào làm bể biogas từ phân chuồng gia súc ở nông thôn Việt Nam không phải mới mẻ, đã rộ lên từ hơn 10 năm nay.

Thành công nhất là dự án của Cục Chăn nuôi phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan (SNV).

Trong 5 năm qua, dự án này đã xây dựng được khoảng 62 ngàn bể khí sinh học tại 24 tỉnh trên toàn quốc.

Mô hình biogas không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu cao và nguồn điện thiếu, mà còn hạn chế được nạn phá rừng và phát triển nền nông nghiệp sạch.

Xuân Linh

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang