• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân xuất ngoại bán… mùi

Nguồn tin: Khoa học & Đời sống, 15/02/2010
Ngày cập nhật: 16/2/2010

Những người nông dân cả đời chưa bước khỏi lũy tre làng đã liều lĩnh sang Trung Quốc, Hồng Kông, … bán dạo hàng trầm để tìm thị trường mới.

Dân “liều” chính hãng

Ở thời điểm ông Trương Văn Ba (50 tuổi) đi Bắc Kinh bán hàng, năm 2005, vốn liếng tiếng Trung của ông, nói như người xưa, là đựng chưa đầy cái lá mít. Vậy mà ông vẫn đi. Liều là một “đặc sản” của dân Quế Trung (huyện Nông Sơn, Quảng Nam) quê ông.

Vì mái liều đó mà người Nông Sơn duy trì được cái nghề đi điệu “ngậm ngải tìm trầm” đầy nguy hiểm, chết chóc kéo dài hàng trăm năm, qua nhiều thời kỳ và chỉ thật sự suy tàn khi trầm tự nhiên tuyệt chủng vào thập niên 90.

Ông Nguyễn Trường Bộ (54 tuổi), cư dân Quế Trung, được coi là người đầu tiên sáng tạo ra nghề trầm cảnh ở Quảng Nam, cũng thú thật: “Tôi làm liều mà thành chứ chẳng có ai bày. Đất này cũng là nơi duy nhất của Quảng Nam ngày nay sở hữu nghề làm hàng nấu, tạo ra thế giới giả trầm có một không hai ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, sự độc đáo nhất của người Quế Trung được ghi nhận hiện tại là tự xuất ngoại tìm thị trường. Lâu nay, bà con làm hàng trầm (gồm bột nhang, trầm cảnh, tượng, xâu chuỗi,... ) chủ yếu bán ở Đà Nẵng, Hà Nội, Sài Gòn.

Việc buôn bán từng thịnh vượng trong mấy thập niên cuối thế kỷ thứ XX đã bị chững lại 10 năm nay do các làng nghề trầm cảnh ra đời hàng loạt, thị trường trong nước bão hòa. Để phá vỡ bế tắc, dân Nông Sơn xuất ngoại, mà người đầu tiên là ông Trương Văn Ba.

Lấy khói nói chuyện

Ông Ba mang theo vài chục cân chuỗi hạt, trầm miếng và cái máy ảnh. Người nhà hỏi mang máy ảnh làm gì, ông nói để nó… chỉ đường. Qua Bắc Kinh, ở khách sạn nào ông cũng chụp ảnh cẩn thận.

Sau một ngày bán dạo, ông gọi taxi, lấy máy ảnh ra chỉ tấm ảnh khách sạn cho taxi chở về. Nhờ thế mà ở Bắc Kinh, tiếng không biết, chữ không đọc được, vậy mà ông không hề bị lạc.

Chuyện đi bán của ông cũng khác người. Ông ra hiệu cho taxi đi bất cứ đường nào, thấy đâu trưng bày hàng trầm thì dừng lại. Ông xách túi hàng vào, chẳng nói chẳng rằng, cầm bật lửa đốt miếng trầm cho bốc khói rồi kề vô mũi người trong quầy.

Ông tiếp thị không bằng ngôn ngữ mà bằng mùi – mà trầm Việt Nam được coi là có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có mùi thơm dễ chịu nhất thế giới. Cái mùi đó tự nói lên chất lượng hàng ông mang theo. Chỉ vậy thôi mà ông bán được hàng.

Dân Quế Trung rùng rùng theo chân ông Ba, không chỉ đến Bắc Kinh mà sang cả Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản…

Ở những nước này, dân ngoại quốc đi lớ ngớ trên đường, vai mang bị, tay cầm bật lửa, lăm lăm dí khói vào người khác, chỉ có thể là dân Quế Trung của Việt Nam. Từ kiểu buôn này mà có người thiết lập được cả hệ thống khách hàng trải dài tới mấy nước. Có người mua được đất, dựng được nhà ở Sài Gòn. Nhưng cũng có người “mèo lại hoàn mèo”.

Dân Nông Sơn gọi kiểu bán như ông Ba là bán cà rem (kem) – bán dạo, may rủi. 2 năm lại đây, một thế hệ trẻ hơn, có học vấn hơn, chọn một kiểu đi buôn khác chắc chắn hơn là buôn qua hội chợ.

Đến Quế Trung, chúng tôi hầu như không gặp được bất cứ ông chủ nào trong làng trầm cảnh có hơn 40 gia đình này. Hỏi ra mới biết lúc này ở Nam Ninh (Trung Quốc) đang có hội chợ quốc tế. Có lẽ đây là cái làng duy nhất ở Quảng Nam có số lượng nông dân có thương gia quốc tế đông như vậy.

Cẩm Châu

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang