• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Let’s go... ăn cơm!

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 13/02/2010
Ngày cập nhật: 14/2/2010

Người Việt thường gọi các bữa ăn trong ngày là ăn cơm, dù có ăn bánh, bún hay lẩu gì cũng vậy. Khi bưng chén cơm nóng hổi, sự ấm cúng và hạnh phúc khó thể tìm thấy ở đâu khác ngoài bữa cơm gia đình. Còn ông Herby Neubacher– chuyên gia cố vấn cao cấp các tập đoàn truyền thông chuyên ngành Lương thực thực phẩm Châu Âu tại Việt Nam, bảo rằng đã dùng hình ảnh thiên đường để nói về hạt gạo Việt Nam với thế giới.

Ông bảo: “Let’s go ăn cơm”!

Gạo trắng, nước trong

ĐBSCL- được mệnh danh “chén cơm Châu Á”, nơi sản xuất 50% sản lượng lương thực và cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. “ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất lúa gạo. Quyết định an ninh lương thực quốc gia và duy trì vị trí xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam”- PGS.TS Phạm Văn Dư- Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và PTNT, khẳng định. Gánh trên vai trọng trách lớn lao, những người nông dân miền gạo trắng, nước trong đã và đang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, qui trình sản xuất thân thiện môi trường... Sản lượng lúa “năm sau luôn cao hơn năm trước” và theo đó, chất lượng hạt gạo không ngừng được cải thiện.

Dòng Mekong chảy qua Việt Nam chia thành 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, tạo nên vùng ĐBSCL màu mỡ và trù phú. Dòng nước trong lành mang phù sa nuôi dưỡng những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt. Miền Tây tự hào là vựa lúa gạo của cả nước, nhưng người trồng lúa lại nghèo nhất, nhiều khó khăn nhất. Tại sao vậy?

Ruộng đồng lên tiếng

Nhiều cánh đồng lúa ở huyện Trà Ôn, Tam Bình đang thu hoạch vụ Đông Xuân sớm. Thương lái thu mua ngay trên ruộng, khi lúa vừa ra khỏi thùng tuốt. Nông dân hể hả đếm tiền và đi mua sắm tết. Đó là “bức tranh” sản xuất, tiêu thụ lúa hiện nay. Nó có vẻ quá đơn giản đối với nông dân, nhưng cả khi hạt gạo đi ra nước ngoài cũng vậy. “Gạo vẫn bị xem là hàng hóa thông thường, “cá mè một lứa” với các sản phẩm khác, không cần tiếp thị, quảng bá. Vì vậy đã làm mất giá trị hạt gạo”- ông Hermawan Katajaya- Chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới, nhận xét.

Góp vào câu chuyện, PGS-TS Dương Văn Chín- Viện Lúa ĐBSCL, cho thấy ruộng đồng... không bình yên. ĐBSCL sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu toàn cầu và hiện tượng nước biển dâng. Xâm nhập mặn ngày càng sâu, lưu lượng nước ngọt ngày càng cạn kiệt, khiến đất càng ngày bị chua phèn. Đó không phải là dự báo xa vời, mà đã ảnh hưởng và sẽ còn nghiêm trọng hơn. ĐBSCL cần phải thức tỉnh để tìm các giải pháp ứng phó và thích nghi biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ.

Đất lúa cũng đang bị mất với tốc độ khá nhanh do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa... Làm sao để sử dụng đất lúa hợp lý và hiệu quả, cần có những kế hoạch cụ thể, tích cực hơn.

“Hạt ngọc” của thế giới

Một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi, người nông dân chịu thương chịu khó làm nên hạt gạo. Ở đâu trên đất nước Việt Nam, cũng có thể tìm gặp bác Hai Lúa cần cù, cậu Ba Nếp chân chất, chú Tư Ếch phóng khoáng, cô Bí Xanh nuôi những người con thành đạt chỉ với mấy công lúa,... Hạt gạo vì thế chất chứa tinh thần lạc quan, yêu đời và nhiều mơ ước.

Cánh đồng luôn là thế giới đầy lý thú của tuổi thơ. Thường sau vụ lúa Đông Xuân là đến mùa thả diều. Hồi ấy, diều được dán bằng cơm nguội, dính chắc lắm. Trong nắng chiều vàng ươm cuống rạ, những cánh diều no gió vút cao giữa trời xanh. Còn lũ trẻ mặc sức chạy nhảy trong bao la ruộng đồng, lộn nhào trên cây rơm đầy khoái trá...

Vậy đó phải là sự độc đáo, khác biệt của gạo Việt? Ông Hermawan Katajaya đã bảo: Hãy mạnh dạn kể cho thế giới nghe điều đó. Vì hạt gạo Việt Nam đã mang sẵn trên nó những câu chuyện độc đáo, thú vị.

Thái Lan luôn là đối thủ xứng tầm của thể thao Việt Nam và trong xuất khẩu gạo cũng thế. Theo ông Abhishek Sahai- Phó Chủ tịch tập đoàn Rice Division, gạo Việt có giá cạnh tranh hơn và đang chiếm thị phần lớn vào thị trường Châu Phi. Nên ông Abhishek nói, để giữ vị trí tốt ở thị trường này, gạo Việt hãy giữ “phong độ” người bạn hàng tin cậy. Đó là duy trì chất lượng, số lượng ổn định và nhất quán, đừng nay vầy mai khác.

Năm 2009, gạo Việt Nam xác lập kỷ lục về xuất khẩu trên 6 triệu tấn và theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lượng gạo tồn kho đến cuối năm xấp xỉ 1 triệu tấn là “chưa từng có trong lịch sử”. Từ một nước nghèo đói, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.

Còn mắc nợ hạt gạo

Trở về cánh đồng và tuổi thơ, sau những cuộc chơi thỏa thích, điều được chờ đợi nhiều nhất là khi ba má gọi “mấy đứa về nhà ăn cơm”. Mồ hôi nhễ nhại đã lao vào bàn ăn dọn sẵn ngoài sân, bưng chén cơm ăn ngon lành. Ngày ấy, cơm nấu bếp rơm, bếp củi thật ngọt, thật ngon. Cơm cháy là phần nằm dưới đáy của nồi cơm, hơi lửa rơm riu riu hay than củi hồng giữ nóng tạo nên lớp cháy vàng in, giòn rụm và thơm nức. Cơm cháy thường là món tay cầm sau bữa ăn, khi đã kẹp vào vài con cá lòng tong kho tiêu. Bây giờ, tôi có dịp so sánh và vẫn cho cơm cháy là món hampurger ngon nhất.

Ăn cơm là hạnh phúc. Và hạt gạo Việt Nam, đã đem hạnh phúc đó góp phần làm nên bữa ăn cho rất nhiều người ở 120 quốc gia. Vậy nên, ông Herby cảm nhận: “Nhìn vào chén cơm như nhìn thấy thiên đường”, và ông bảo, đã dùng hình ảnh đó để nói về hạt gạo Việt Nam với thế giới. Nhưng tiếc, người Việt chưa tận dụng được để “đánh bóng” hạt gạo.

Đã có những món ăn từ gạo trở thành quốc túy của một nước như: cơm Jambalaya, Gumbo của Louisiana; cơm Risotto của Ý; cơm cà ri của Ấn Độ... Người Châu Âu rất thích các món chế biến từ gạo như bún, bánh hay phở của Việt Nam, nhưng ít có cơ hội thưởng thức. Nên ông Herby nửa đùa nửa thật: Nàng công chúa gạo đừng ở xó bếp nữa mà hãy trổ tài nấu nướng.

Một cái tiếc nữa, “Chúng ta là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng lại chưa có thương hiệu gạo quốc gia”- GS.TS Võ Tòng Xuân trăn trở. Nên dù được đánh giá “ngang cơ” gạo Thái Lan nhưng gạo Việt Nam luôn phải bán giá thấp hơn. Gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn được gọi bằng cái tên nhạt nhẽo: gạo trắng hạt dài. Trong khi các “bạn gạo” của chúng ta tự hào “vỗ ngực xưng tên”: gạo Hương lài của Thái Lan; gạo Patsmati của Pakistan, Ấn Độ; gạo hạt tròn của Nhật Bản.

* * *

Ăn cơm không chỉ để sống mà còn để yêu đời, để có niềm vui bởi gạo Việt có sức sống tươi trẻ lạc quan. Nhưng sức sống tươi trẻ đó, có chuyển hóa những thách thức thành động lực để hạt gạo Việt tự tin vững bước ra thế giới?

TRẦN PHƯỚC

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang