• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trước hiện tượng cá cắn người ở bãi tắm Quy Nhơn (Bình Định): Làm gì để bảo vệ an toàn cho người tắm biển?

Nguồn tin: Báo Bình Định, 14/01/2010
Ngày cập nhật: 15/1/2010

Gần đây, dư luận đã xôn xao khi xảy ra hiện tượng cá cắn người tắm biển ở khu vực bãi tắm Quy Nhơn. PV Báo Bình Định đã trao đổi với ông Nguyễn Hữu Hào - Phó Giám đốc Sở NN - PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác - Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT-BVNLTS) Bình Định - xung quanh việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này và các giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho người tắm biển…

* Xin ông cho biết trước tình hình cá cắn người ở khu vực bãi tắm Quy Nhơn, ngành chức năng đã có những động thái gì và đã kết luận vấn đề như thế nào?

- Trước hiện tượng cá cắn người tắm biển tại khu vực bãi tắm Quy Nhơn, Chi cục KT - BVNLTS tỉnh Bình Định đã phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang tiến hành khảo sát sơ bộ để có giải pháp trước mắt đề xuất UBND tỉnh nhằm bảo đảm an toàn cho du khách và nhân dân tắm biển. Ngày 12.1, chúng tôi đã cùng phó giáo sư - tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, và một số nhà khoa học của Viện tiến hành khảo sát trên vùng biển bãi tắm Quy Nhơn; gặp gỡ, trao đổi với một số người bị cá cắn khi tắm biển và các ngư dân địa phương…

Qua khảo sát sơ bộ, có thể kết luận ban đầu như sau: Xác định các nạn nhân bị một loài cá cắn, nhiều khả năng là loài cá nhám, thuộc liên bộ cá nhám (Euselachii); tuy nhiên hiện nay chưa có đủ cơ sở để định loài vì chưa có mẫu vật.

Qua khảo sát một số ngư dân địa phương, bà con cho rằng loài cá này tương đối phổ biến tại vùng biển Quy Nhơn, và là đối tượng khai thác số 1 của ngư dân làm nghề câu thẻo. Loài cá nhám này không có tập tính tấn công người và thường sống ở khu vực ghềnh đá. Tuy nhiên, có khả năng một vài con trên đường đi tìm thức ăn đã lạc vào bãi tắm, va chạm vào người tắm biển và cắn như một phản ứng phòng vệ tự nhiên.

* Để xác định được chính xác loài cá đã cắn người, ngành chức năng sẽ triển khai những biện pháp gì, thưa ông?

- Để loại trừ các loài cá có khả năng là thủ phạm cắn người ở bãi tắm Quy Nhơn, cần phải có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu những biện pháp khả thi. Trước mắt, để xác định chính xác loài cá đã cắn người, chúng tôi sẽ dùng các biện pháp khai thác hợp lý như dùng lưới kéo hoặc câu thẻo nhằm thu thập mẫu vật (các loại cá nghi ngờ). Chi cục đã hợp đồng với 2 tàu đánh cá của ngư dân, cử cán bộ của Chi cục đi theo tàu để phối hợp tổ chức đánh bắt liên tục trong vòng 5 ngày hoặc nhiều hơn, kể từ ngày 14.1, nhằm lấy mẫu vật; sau đó phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang nghiên cứu cụ thể hơn; từ đó mới có thể đề ra các giải pháp…

* Trước mắt, khi chưa có những giải pháp lâu dài, ông có những đề xuất nào nhằm bảo đảm an toàn cho người tắm biển ở bãi tắm Quy Nhơn?

- Bên cạnh việc tổ chức triển khai đánh bắt các loài cá “nghi phạm” để nghiên cứu và có hướng xử lý tích cực hơn, Chi cục đã triển khai đội tàu kiểm ngư túc trực tại khu vực bãi tắm Quy Nhơn trong thời gian cao điểm tắm biển từ 5g30 - 8g và 16g - 18g30 hàng ngày, nhằm kịp thời cứu hộ, cứu nạn nếu có sự cố xảy ra.

Chúng tôi cũng đề nghị chính quyền địa phương thành lập ngay đội cứu hộ, cứu nạn, thành lập trạm, chốt quan sát trên khu vực bãi tắm, thường xuyên cử người túc trực, để đảm bảo an toàn cho người tắm biển, chẳng những là trước mắt mà phải đảm bảo công tác này liên tục và lâu dài. Đây là việc làm rất cần thiết, đề nghị UBND tỉnh có hướng chỉ đạo.

Đề nghị UBND tỉnh và TP Quy Nhơn quy hoạch khu neo đậu tàu thuyền và các lồng nuôi hoặc bẫy chà… cách xa khu vực bãi tắm; vì chất thải từ việc giặt lưới và các hoạt động khai thác, nuôi trồng nói trên là một trong những nguyên nhân dẫn dụ cá tập trung vào gần bờ tìm thức ăn, có thể gây ra những sự cố đáng tiếc…

Về lâu dài, chúng tôi sẽ đề nghị UBND tỉnh cho phép tiến hành những nghiên cứu sâu hơn nhằm mục đích phục vụ khoa học và hoạt động du lịch, đảm bảo sự yên tâm cho du khách và nhân dân khi tắm biển. Hiện chúng tôi đang tích cực phối hợp triển khai các biện pháp nêu trên, để sớm có những giải pháp cụ thể và sẽ kịp thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thúy Vi

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang