• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tay ngang sáng chế: “Hai Lúa” ra chiêu

Nguồn tin: Người Lao Động, 04/01/2010
Ngày cập nhật: 5/1/2010

Là những nông dân chân lấm tay bùn, học hành dở dang nhưng từ những bất cập trong việc ruộng đồng, vườn tược, họ đã mày mò chế tạo nhiều công cụ phục vụ hiệu quả công việc của mình và bà con nông dân

Chỉ học hết lớp 7 nhưng với lòng đam mê sửa chữa máy móc nông nghiệp, Út “máy cày” (Huỳnh Văn Út, SN 1966, ngụ xã An Bình, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã tìm tòi học hỏi và trở thành thợ giỏi ở tuổi 15.

Anh cũng là nông dân đầu tiên ở ĐBSCL được trao giải nhất cuộc thi máy gặt đập liên hợp (GĐLH) do Bộ NN - PTNT tổ chức năm 2007.

Đam mê từ nhỏ

Quanh nhà Út “máy cày” chất la liệt máy móc, nhiều nhất là máy cày hỏng. Hôm tôi đến, anh đang cặm cụi ở xưởng tìm cách cải tiến mẫu mã máy GĐLH. Chỉ cần nói đến cơ khí, anh lập tức sôi nổi hẳn.

Út cho biết từ nhỏ, anh đã mê sửa máy. Ở tuổi 11 - 12, Út đã sửa được nhiều loại máy xăng, dầu và đi sửa giùm hàng xóm. Nhà làm nhiều ruộng, gia đình sắm một chiếc máy cày. Lúc máy cày hư không tìm được thợ, Út bèn “xẻ thịt” nó ra sửa.

Nhiều lần như vậy, anh dần dần thạo nghề. Tiếng lành đồn xa, nông dân ở nhiều vùng xa cũng tìm tới rước Út đi sửa máy cày. Lúc đầu không ít người cho rằng Út còn con nít, biết gì mà sửa chữa.

Tuy nhiên, bất kỳ “bệnh” gì của máy cày, Út đều “trị” được khiến mọi người phải thán phục và đặt chết danh cho anh là Út “máy cày”. “Đến năm 15 tuổi, Út đã sửa được tất cả các loại máy móc nông nghiệp, nhất là máy cày” - ông Chín, một người hàng xóm của anh Út, cho biết.

Do làm ruộng nhiều nên mỗi khi đến mùa thu hoạch, gia đình Út rất khó khăn trong việc tìm mướn nhân công cắt lúa. Chuyện này làm Út trăn trở và anh nuôi ước mơ sẽ chế tạo một loại máy có thể vừa cắt, gom đến tuốt lúa. Anh tìm mua tài liệu, sách cơ khí về đọc.

Từ chiếc máy gặt lúa xếp dãy và máy tuốt lúa, Út có ý tưởng kết hợp chúng lại thành một. Từ năm 2003, anh bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy GĐLH, mãi đến năm 2005 mới hoàn thành.

Có được chiếc máy đầu tiên, Út dùng trong gia đình để thử nghiệm và khắc phục hạn chế. Anh thổ lộ: “Sau đó, Sở NN - PTNT tỉnh Đồng Tháp biết, bảo tôi đưa máy đi trình diễn cho bà con xem. Thấy hiệu quả, tỉnh cho một số nông dân mượn tiền đặt mua máy GĐLH của tôi”.

Năm 2007, Bộ NN - PTNT tổ chức thi máy GĐLH lần đầu tiên, Sở NN - PTNT tỉnh Đồng Tháp cử Út đem máy dự thi. “Tôi nghĩ cứ đem máy đi thi chơi thôi, chứ mình là nông dân chân lấm tay bùn, sao so đọ được với những cơ sở chế tạo máy có nhiều kỹ sư, tiến sĩ” - anh tâm sự.

Vậy mà, máy GĐLH của Út “máy cày” đã đoạt giải nhất. Sau cuộc thi này, nông dân khắp nơi trên cả nước đã tìm đến Út “máy cày” đặt mua máy GĐLH. Cũng từ đó, anh mở rộng cơ sở, nhà xưởng để đáp ứng sản xuất. Mỗi năm, Út đều cải tiến mẫu mã máy GĐLH cho phù hợp.

Không dừng lại ở máy GĐLH, Út “máy cày” còn nghiên cứu chế tạo loại máy đa năng “3 trong 1”, vừa sạ lúa, rải phân vừa phun xịt thuốc. “Tôi đã làm xong máy này và hiện chỉ mới dùng trong gia đình, chưa dám giới thiệu ra thị trường vì giá khá cao” – anh cho biết.

Công cụ khó thiếu của nhà vườn

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL, nhất là Tiền Giang, hẳn không xa lạ với cái tên Hai Đặng, người sáng chế loại kéo cắt tỉa rất thông dụng và hiệu quả hiện nay. Ông Hai Đặng tên thật là Lê Phước Lộc, nhà ở xã An Hữu, huyện Cái Bè - Tiền Giang.

Loại kéo cắt tỉa cành này ông chế ra năm 2003 và lập tức giành giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Tiền Giang lần thứ 5. Theo ban tổ chức hội thi, loại kéo của ông Hai Đặng mang tính sáng tạo xuất phát từ yêu cầu sản xuất. Việc ứng dụng giải pháp này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nông dân và là giải pháp kỹ thuật mang tính cộng đồng cao. Từ đó đến nay, mỗi năm, ông tung ra thị trường trên 1.000 cây kéo cắt tỉa. Loại kéo này hầu như đã trở thành công cụ khó thiếu của các nhà vườn.

“Để có cây kéo cắt tỉa như bây giờ, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều. Thoạt tiên, tôi chỉ nghĩ mình làm để xài trong gia đình. Lúc đó, nhà tôi trồng cam, bưởi, khi tỉa cành, tỉa trái hư rất cực nhọc. Mua kéo cắt thông thường thì vừa mau hư vừa tốn sức” - ông Hai Đặng nhớ lại.

Ý tưởng chế một chiếc kéo tỉa tiện lợi luôn thôi thúc và ông Hai Đặng bắt tay vào nghiên cứu. Hết kẻ, vẽ lại cắt xén, cuối cùng, ông cũng chế được mô hình chiếc kéo cắt tỉa bằng bìa các - tông.

Sau đó, ông tìm mua sắt, thép về, bắt đầu gia công chiếc kéo cắt tỉa dài 1m. Đem ra vườn cam của mình thử nghiệm, Hai Đặng bất ngờ vì nó hoạt động rất tốt.

“Theo dự định ban đầu, tôi chỉ làm kéo cắt tỉa cành, trái hư thối. Sau đó, tôi nghĩ đến lồng hái trái nên nhờ vợ may thêm túi vải có khung sắt bao quanh miệng rồi gắn vô cây kéo. Do vậy, loại kéo này vừa có thể cắt tỉa cành, vừa hái được trái” - ông Hai Đặng nhớ lại.

Đến nay, ông Hai Đặng đã có 4 sáng chế và giải pháp kỹ thuật được công nhận. Trong đó, 2 sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: Kéo cắt tỉa và vòi phun nước.

Máy tưới nước cải tiến

Từ hai năm nay, máy tưới nước cải tiến của anh Lê Hồng Phương, ngụ tại xã Tân Quy Tây, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, đã nổi tiếng ở ĐBSCL. Sản phẩm của anh đã được Liên hiệp Các Hội khoa học - kỹ thuật VN và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt trao tặng danh hiệu Điển hình sáng tạo VN năm 2008.

Máy tưới cải tiến của anh Phương gồm một động cơ D15 gắn với bơm hút đặt trên chiếc phà gỗ ngang 1,7 m, dài 3,5 m. Nước được hút lên bằng ống nhựa, đưa lên giàn phun bằng ống dài dựng đứng. Giàn phun là hai ống nhựa nằm kề nhau và một trụ giữa đỡ hình chữ T.

Trên giàn phun này cứ cách nhau 2,8 m lại gắn hai vòi búp sen quay ngược hướng. Khi hoạt động, nước vừa phun về trước vừa phun về sau, tạo lực đẩy đưa toàn bộ giàn phun và chiếc phà lao về phía trước mà không cần gắn thêm chân vịt vào động cơ.

QUỐC DŨNG – ĐỨC KHÁNH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang