• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hầu hết thủy sản nước ngọt nhiễm giun sán

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 25/12/2009
Ngày cập nhật: 28/12/2009

Một nghiên cứu mới cho thấy hầu hết các loại cá, cua, ếch, lươn… đều nhiễm giun sán gây bệnh nguy hiểm cho con người.

Nghiên cứu được thực hiện tại ba tỉnh thành là Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định (đại diện cho ba vùng thuộc đồng bằng, miền núi và ven biển) này cũng cho thấy, gần 100% bệnh nhân bị sán lá gan nhỏ đều do ăn gỏi sống.

10 loài cá bán ở chợ, 7 loài nhiễm sán

Đây là kết quả nghiên cứu về tình trạng nhiễm ký sinh trùng trên hải sản nước ngọt tại Việt Nam do tiến sĩ Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng ĐH Y Hà Nội cùng cộng sự đưa ra tại buổi báo cáo bước đầu kết quả nghiên cứu này, ngày 25/12, tại Hà Nội.

Kết quả xét nghiệm trên 5 loài cá (trắm, chép, trôi, rô phi, mè) cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung ấu trùng sán lá gây bệnh cho người trong cá ở các thành phố Nam Định là 10%, Hòa Bình 3,2%, Hà Nội 2%. Ở lươn, ngoài ấu trùng sán còn phát hiện ấu trùng giun đầu gai, ếch nhiễm ấu trùng sán nhái, ký sinh và gây tổn thương ở mắt người; cua chứa ấu trùng sán lá phổi tới 4%. Nguy hiểm nhất là loài sán này sống rất dai, cua nướng vàng vỏ, ấu trùng sán lá phổi vẫn còn sống 65% và nướng cháy vỏ, ấu trùng vẫn còn sống 23,3%.

Theo tiến sĩ Đề, nguyên nhân của tình trạng trên là việc sử dụng nước thải không qua xử lý để nuôi cá nước ngọt. Ngay tại các chợ Hà Nội, khi phân tích ngẫu nhiên 600 mẫu cá nước ngọt được bày bán gồm 10 loài, có đến 7 loài nhiễm ấu trùng gây bệnh cho người. Đáng lo ngại là không có biện pháp nào nhận biết bằng mắt thường hay xét nghiệm nhanh xem con cá nào, loài cá nào bị nhiễm sán.

Nhiều người nghĩ đơn giản rửa nước sạch, ngâm nước muối hoặc sục ôzôn sẽ khiến các loài ký sinh trùng gây bệnh trôi đi, hoặc ăn gỏi cùng thật nhiều gia vị sẽ “giết” được sán. Song thực tế, nghiên cứu xét nghiệm cho kết quả kinh hoàng: trong gỏi cá đã chế biến (trộn với đủ loại gia vị: giấm, mẻ, riềng, lá mơ) và đưa vào sử dụng, ấu trùng sán lá gan còn sống đến 95%. Sau một giờ ngâm các loại lá thường dùng ăn gỏi vào nước, tỷ lệ ấu trùng sán còn sống bám trên lá rau là 95%; ngâm sau bốn giờ còn 93%.

Ung thư gan vì ăn gỏi cá

Theo tiến sĩ Đề, các bệnh giun sán tiến triển rất âm thầm và gây hại nghiêm trọng. Giun đầu gai khi nhiễm sẽ hình thành các khối u khắp cơ thể, điều trị vô cùng khó khăn. Sán dây, sán ruột ký sinh trong ruột hút hết chất bổ, gây thiếu chất và nhiễm độc thần kinh. Nguy hiểm nhất là nhiễm các bệnh sán lá gan, lá phổi. Ở giai đoạn sớm, hầu hết bệnh nhân đều không có triệu chứng lâm sàng, một số có rối loạn tiêu hóa nhẹ. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong đường mật, làm đường mật dày lên, xơ hóa, xơ gan cổ trướng với kích thước gan to gấp 2 - 3 lần bình thường, dẫn đến ung thư gan, ung thư đường mật.

Tiến sĩ Đề cảnh báo, gần 100% bệnh nhân bị sán lá gan nhỏ có nguyên nhân là ăn gỏi sống. Tuy nhiên, nhiều người chưa ăn gỏi cá bao giờ cũng nhiễm loài sán này do ăn cá nấu chưa chín kỹ.

Theo điều tra của Viện Sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng Trung ương, hiện cả nước đã có 24 tỉnh thành có bệnh sán lá gan nhỏ lưu hành, cao nhất ở Nam Định, Phú Yên (37%), Hà Nội (tỷ lệ nhiễm ở Hà Tây cũ là 40,1%)... Đây là những vùng mà gỏi cá được người dân quan niệm như món ăn… “vừa mát vừa bổ”.

Tường Linh

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang