• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghịch lý ở ĐBSCL: Dân vựa lúa ăn gạo ngoại

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 24/12/2009
Ngày cập nhật: 25/12/2009

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang phát huy khá tốt trên nhiều lĩnh vực, nhất là hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, tại ĐBSCL đang tồn tại một nghịch lý “gạo nội xuất khẩu giá rẻ để mua gạo ngoại về dùng”. Vì sao lại có nghịch lý, dân vựa lúa đi ăn gạo ngoại?

Gạo ngoại... tràn ngập

Có mặt tại khu vực biên giới An Giang, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến nhiều loại gạo được các đại lý bày bán đều mang nhãn mác của Campuchia và Thái Lan. Trong khi gạo nước ta chỉ chiếm một lượng rất khiêm tốn, thậm chí nhiều nơi không bán. Điều khó hiểu là An Giang, một trong những tỉnh có sản lượng lúa đứng hàng nhất nhì khu vực ĐBSCL, nhưng cư dân biên giới không chịu ăn gạo nội?

Hỏi vì sao không bán gạo ta mà toàn gạo ngoại, chị Trần Hồng Diễm, một tiểu thương chợ Tịnh Biên chỉ tay phía đống gạo in nhãn mác Campuchia giải thích: “Gạo của Campuchia thơm ngon nên nhiều người chuộng ăn lắm. Vì vậy, giới tiểu thương ở Tịnh Biên chủ yếu bán gạo ngoại từ 80% - 90%, trong khi tỷ lệ sử dụng gạo nội chỉ khoảng 10% - 20%”.

Bà Trương Thị Đặng, chủ đại lý gạo Hai Đặng, ở thị trấn Tịnh Biên, phân tích thêm: “Gạo Pắc Tam, gạo Sóc của Campuchia giá có 8.000 đồng/kg mà ăn rất ngon; trong khi gạo của ta giá từ 7.500 - 8.500 đồng/kg, có loại trên 10.000 đồng/kg… nhưng chất lượng không bằng. Do đó nhà nhà ăn gạo ngoại, ăn riết thành quen, đổi gạo khác ăn hổng được”.

Cũng theo bà Đặng, ở Tịnh Biên có nhiều hộ làm lúa thần nông, IR 50404… sau khi thu hoạch là bán hết cho thương lái, sau đó đi mua gạo Sóc về ăn. Rõ ràng gạo ngoại đang lấn át hoàn toàn tại huyện biên giới này.

Chị Nguyễn Ngọc Hiếu, ngụ xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên thừa nhận: “Trước đây đời sống khó khăn nên có gạo ăn là mừng rồi, nay cuộc sống ngày càng phát triển nên nhiều gia đình từ chỗ “ăn no đã chuyển sang ăn ngon”. Vì vậy, loại gạo nào có chất lượng tốt hơn thì được chuộng hơn là điều tất yếu”.

Theo quan sát của chúng tôi, không riêng gì Tịnh Biên mà tại các khu vực biên giới ở Châu Đốc, cửa khẩu Khánh Bình, Vĩnh Xương (An Giang); Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp); Hà Tiên (Kiên Giang)… nhiều loại gạo ngoại xuất xứ từ Campuchia và Thái Lan được bày bán nhan nhản. Ngay cả những nơi xa biên giới như Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang… các loại gạo ngoại cũng rất phổ biến.

Bài toán chất lượng?

Cùng với lượng gạo ngoại tràn ngập, tại biên giới Tịnh Biên mỗi ngày có hàng chục ngàn tấn lúa từ Campuchia tràn qua. Một khu đất trống nằm dọc theo kênh Vĩnh Tế, gần cầu sắt Hữu Nghị là nơi “tập kết” đưa lúa từ Campuchia sang. Đây cũng là điểm mà các đại lý ở Tịnh Biên phân phối lúa ngoại như Khaodakmali (Thái Lan), lúa Sóc (Campuchia)… cho giới thương lái từ Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang…

Chị Nguyễn Thị Tuyết, từ Long An lặn lội lên biên giới Tịnh Biên mua lúa, nói: “Hầu hết thương lái mua lúa về xay bỏ mối cho các chợ gạo ở TPHCM và các đô thị lân cận, số lượng bao nhiêu cũng hết. Đặc biệt, tại một số nơi như Long Xuyên, Cần Thơ, TPHCM… người dân rất thích gạo ngon của Thái Lan. Đối với các loại lúa cao sản ở ĐBSCL trồng nhiều như IR50404, OM 3217… chủ yếu đem xay xát rồi bán cho các nhà máy làm gạo xuất khẩu, chứ ít đem bán ở thị trường nội địa”.

Ông Trần Thanh Hào, chủ cửa hàng gạo lâu năm ở Tịnh Biên, khẳng định: “Mấy loại lúa cao sản của ta trồng đem về xay gạo bán chậm lắm, ở đâu chẳng có, việc gì lặn lội lên tận đây mua làm gì cho cực”. Không chỉ tại các cửa khẩu dọc biên giới, gạo ngoại còn len lỏi chiếm lĩnh thị trường các địa phương vùng ĐBSCL.

Tại đại lý gạo Nàng Hương trên đường Mậu Thân, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, khi hỏi đâu là loại gạo tiêu thụ mạnh nhất, ngon nhất, chủ đại lý trả lời ngay: gạo Lài sữa - một loại gạo đặc sản của Campuchia!

Chưa có cách đối phó

Gạo ngoại tràn ngập có phải chúng ta bỏ bê thị trường nội địa? Giải thích việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng, cho biết: “Chuyện gạo ngoại tràn qua là một thực tế, nhưng chưa biết đối phó cách nào. Bản chất của mình là định hướng xuất khẩu gạo chứ chưa có quy hoạch cụ thể vùng trồng lúa có phẩm chất cao. Vì vậy việc bị các loại gạo ngoại có phẩm chất tốt hơn như gạo Thái Lan và Campuchia xâm nhập là khó tránh”.

Tuy nhiên, dù thế nào thì từ thực tế dân ở “vựa lúa”, nơi chiếm đến 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước, lại đi ăn gạo ngoại đang là một một nghịch lý buộc các ngành chức năng phải suy nghĩ. Trước hết, có cần cân đối lại xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Nhất là sang năm 2011, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường lúa, gạo, tức các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia xuất khẩu và chế biến gạo tại Việt Nam.

Để không bị thua ngay trên sân nhà, ngay từ bây giờ việc quy hoạch cụ thể những vùng trồng lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu phải nhanh chóng thực hiện.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, cho rằng: chúng ta không thiếu những loại gạo đặc sản, chất lượng cao như Nàng Nhang, Nàng Hương, Tám Xoan… tuy nhiên diện tích trồng những loại gạo này quá ít không đủ tiêu thụ nội địa, nói gì đến xuất khẩu. Muốn cải thiện chất lượng hạt gạo, tiến tới xây dựng thương hiệu cho gạo Việt thì không nên chạy mãi theo số lượng mà cần quan tâm đến chất lượng. Bởi chất lượng mới là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thời buổi cạnh tranh hiện nay.

ĐÌNH TUYỂN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang