• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ăn thịt, ăn cả chất kích thích

Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 14/12/2009
Ngày cập nhật: 15/12/2009

Những điều chưa biết về thuốc kích thích tăng trưởng nhiều nhà chăn nuôi đang sử dụng nhằm thúc vật nuôi tăng trọng, mắn đẻ nhưng rất có hại cho sức khỏe của người.

Thời gian qua ở một số nơi thuộc miền Nam nước ta có tình trạng sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa các chất được gọi là “hormon tăng trọng”, “kích thích tăng trưởng”, thậm chí là “thần dược” để gia cầm sinh sản nhiều, heo nuôi mau lớn và tăng khối lượng cơ.

Cách đây 4 - 5 năm, ở Cần Thơ đã báo động tình trạng sử dụng thức ăn gia cầm chứa clenbuterol (khi đó được gọi là hormon) là chất bị cấm, nhằm giúp gia cầm đẻ trứng rất to, có ngày đẻ đến hai trứng. Gần đây, tháng 11-2009, Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với Sở Y tế TP.HCM kiểm tra định kỳ thịt heo đã phát hiện có đến 10% của 500 mẫu thịt “dương tính” với clenbuterol (lúc này được gọi là chất “kích thích tăng trưởng”). Thực chất clenbuterol là gì?

Clenbuterol: chất làm giãn phế quản!

Clenbuterol là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, vì vậy được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Clenbuterol được xếp vào nhóm thuốc chung với các thuốc trị hen suyễn phổ biến hiện nay là salbutamol, terbutalin. Clenbuterol đã được dùng cho người với tên biệt dược broncodil, clenbutol, ventolax, protovent. Trong thú y, clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo.

Tuy nhiên, trong chăn nuôi, người ta bắt đầu ghi nhận tác dụng làm tăng cơ, tăng trọng của clenbuterol đối với vật nuôi. Thậm chí người ta còn tiến hành những công trình nghiên cứu về tác dụng này, như công trình “Nghiên cứu tác dụng làm tăng cân của clenbuterol đối với cừu” được thực hiện tại khoa thú y của trường đại học tiểu bang Oklahoma (Mỹ) vào năm 1991. Không những thế, đã có những vận động viên “doping” bằng clenbuterol với hi vọng tăng khối lượng cơ nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu.

Gây hại cho vật nuôi và người

Ngay từ khi phát hiện clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, chất này bị cấm dùng trộn vào thức ăn cho gia súc gia cầm, bởi đây là thuốc chữa bệnh, phải dùng rất thận trọng. Trộn vào thức ăn gia súc gia cầm không chỉ gây hại cho vật nuôi mà còn hại cho người nếu ăn vật nuôi đó. Việc dùng clenbuterol phi pháp trộn vào thức ăn gia cầm làm gà đẻ nhiều trứng khác thường có thể có tác dụng làm thay đổi chuyển hóa của thuốc. Nhưng điều rất đáng quan tâm là gà cho ăn thức ăn có clenbuterol đã bị chết một cách bất thường.

Đối với heo, clenbuterol có thể giúp heo mau lớn, tăng khối lượng cơ (tức có nhiều thịt nạc hơn so với bình thường) nhưng tác hại gây ra khó lường hết. Cho heo dùng clenbuterol không khác gì dùng thuốc trị hen suyễn mà liều lượng dùng không biết như thế nào, luôn có nguy cơ gây hại cho tim mạch như gây nhịp tim nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp. Vì liều lượng dùng clenbuterol trong chăn nuôi không lường được nên con người dùng thịt heo bị nhiễm chất này có nguy cơ tích lũy clenbuterol trong cơ thể và bị ngộ độc.

Có nguồn tin còn cho biết hiện nay nhiều nhà chăn nuôi hám lợi không chỉ lạm dụng clenbuterol, có nơi còn dùng cả salbutamol là thuốc cùng nhóm giãn phế quản trị hen suyễn trong chăn nuôi heo.

Cần báo động về việc trộn vào thức ăn gia súc gia cầm những chất như kháng sinh, hormon, hoàn toàn không vì trị bệnh mà chỉ vì mục đích thúc cho vật nuôi mau lớn, tăng trọng.

“Đề kháng kháng sinh” (tức là kháng sinh dùng một cách tùy tiện gây hiện tượng mất tác dụng diệt vi khuẩn), một vấn nạn của toàn thế giới hiện nay, phần lớn cũng xuất phát từ việc sử dụng bừa bãi kháng sinh trong chăn nuôi.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang