• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người nông dân toàn cầu lặng lẽ

Nguồn tin: Tiền Phong, 08/11/2009
Ngày cập nhật: 9/11/2009

Một chuyên viên trong đoàn nông nghiệp Mỹ tham quan trang trại thanh long Duy Lan (Hàm Minh, Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), sau khi được ông chủ trang trại Thái Đức Duy tiếp đón và giải đáp cặn kẽ, đã khâm phục gọi ông chủ lam lũ là Người nông dân toàn cầu.

Còn tôi muốn gọi ông là Người nông dân toàn cầu lặng lẽ.

Từ “nông dân cày đường nhựa”

Ông nông dân này chỉ thực thụ làm nông dân từ năm 1977, khi ông rời Phan Thiết về sinh sống tại làng Phú Hội - nay là xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc. Căn nhà xập xệ chưa đến chục tấm tôn, thưng vách lá và mảnh đất trồng rau xanh nơi quê nội đã cưu mang cái gia đình nhỏ bé quen hưởng lương quân nhân ở thành thị.

Mỗi sáng mỗi chiều, ông Duy khòm lưng gánh hai trăm đôi nước tưới rau. Mỗi hừng đông, vợ ông ì ạch đạp xe chở rau xanh đến chợ. Họ làm lại cuộc đời từ con số không bằng sức lao động của người thành phố chưa quen việc nhà nông.

Gần căn nhà tuềnh toàng của gia đình ông Duy có một cây cổ thụ, bóng râm của nó che mát một khoảnh trời là nơi dân trong thôn hội họp. Trong một lần họp dân bàn bạc những vấn đề ảnh hưởng thiết thực đến đời sống của mọi người, nhiều ý kiến cần phải lập biên bản cuộc họp, có người chợt nhớ đến ông Duy, người biết nhiều chữ nghĩa đang lặng lẽ ngồi xa xa.

Tan cuộc họp, người chủ trì gật gù: Chú này ghi đúng y những gì mọi người nói. Sau đó, ông Duy được cất nhắc làm nhân viên kế hoạch của đội sản xuất. Nhưng đến lúc ông nông dân chưa quen cày cấy được tín nhiệm làm nhân viên kế hoạch của cả hợp tác xã nông nghiệp thì nhiều lời ong tiếng ve: Cái thằng quen cày đường nhựa biết gì về mùa màng, công điểm, định mức... Chưa biết thì học, hàng đêm dưới ánh đèn dầu chập chờn, ông Duy lặng lẽ học các sách về trồng trọt, về chăn nuôi, về tổ chức hợp tác xã, về khoán định mức; học tất cả những gì liên quan đến công việc.

Có vốn liếng chữ nghĩa lại cần cù, chẳng lâu ông được bà con xã viên quý mến vì thông thạo mọi việc xứ đồng và cách làm việc rạch ròi, có tình có lý. Rồi ông Duy được xã viên tín nhiệm bầu làm Phó Chủ nhiệm, hết nhiệm kỳ được bầu làm Chủ nhiệm hợp tác xã. Hợp tác xã Hàm Hiệp Một trong thời gian này là con chim đầu đàn của phong trào hợp tác xã nông nghiệp toàn huyện Hàm Thuận Bắc.

Tầm nhìn xa

Năm 1991, ông Duy giã từ hợp tác xã trong sự quý mến của xã viên. Ông vạch hướng đi mới cho cuộc đời mình. Ông vào huyện Hàm Thuận Nam, nơi đang rộ phong trào trồng thanh long xuất khẩu. Khởi nghiệp bằng chiếc xe Honda nữ cà tàng đèo hai giỏ cần xé thanh long mua được trong các khu vườn, ông bán cho chủ vựa để hưởng hoa hồng.

Rồi ông trở thành một đầu mối mua thanh long cho các đại gia ở Sài Gòn, nhưng mơ ước của ông lớn lao hơn. Ngày đó, đất hoang ven chân núi Tà Cú còn nhiều, ông khai khẩn và trồng mỗi năm vài trăm trụ thanh long, mãi đến năm 2002 ước mơ của ông mới thành hiện thực: Ông có trang trại ba hécta thanh long. Có đồng vốn, ông tiếp tục phát triển và đến cuối năm 2004, ông đã có tổng cộng 11 ha thanh long.

Bây giờ, ông Duy đã trở thành một nhà nông thực thụ, một nhà nông có tầm nhìn toàn cầu. Trong khi hầu hết những người trồng và buôn thanh long ở Bình Thuận bán hàng sang Trung Quốc thì ông Duy nhắm đến thị trường chọn lọc và có tính bền vững: các nước châu Âu. Thị trường Trung Quốc không đòi hỏi chất lượng nhưng đối với thị trường châu Âu, chất lượng quả thanh long là tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Thị trường Trung Quốc trôi nổi và bấp bênh, hàng hóa xuất thông qua các đầu mối ở cửa khẩu biên giới, khi khan hàng thì lời nhiều mà khi nhũng hàng thì lỗ cũng lắm; còn thị trường châu Âu có hợp đồng kinh tế rõ ràng, giá cả ổn định. Ông Duy mày mò đọc các tài liệu và áp dụng cách trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước có đời sống cao.

Từ tháng 7/2007, trang trại, nhà xưởng đóng gói và bảo quản thanh long Duy Lan là đơn vị đầu tiên của Bình Thuận và thứ ba của cả nước được tổ chức bán lẻ châu Âu trao chứng chỉ về chất lượng sản phẩm nông nghiệp EUREPGAP.

Không chỉ lo phần mình, ông Duy còn thành lập nhóm tự nguyện liên kết sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VIETGAP, với diện tích 150 ha mà theo ông, nhằm bảo vệ quả thanh long lâu dài trước sự tăng trưởng diện tích cũng như cạnh tranh buôn bán sẽ làm suy giảm giá trị và thương hiệu của loại quả nhiệt đới đặc biệt này trong tương lai do nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân người trồng sử dụng bừa bãi các loại phân vô cơ, thuốc kích thích tăng trưởng.

Vào thị trường Mỹ

Hàng năm, trang trại Duy Lan cung ứng cho các nhà xuất khẩu khoảng 500 tấn thanh long sạch xuất sang 15 nước châu Âu. Ngày 3/10/2008 là ngày hạnh phúc nhất của ông nông dân toàn cầu, ngày tám tấn thanh long đầu tiên của Việt Nam do trang trại Duy Lan sản xuất, xuống tàu thủy sang Mỹ.

Và ít ai biết rằng, từ lúc Chính phủ Mỹ đồng ý trên nguyên tắc cho quả thanh long Việt Nam vào thị trường nghiêm ngặt này, ông Duy đã âm thầm chuẩn bị mọi điều kiện để trang trại và cơ sở đóng gói Duy Lan được Cục Kiểm dịch động - thực vật Mỹ (APHIS) công nhận đạt tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ.

Hăm lăm ngày đêm tàu thủy lênh đênh trên đại dương trước khi cập cảng nước Mỹ là hăm lăm ngày đêm ông Duy dù rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng. Cuối cùng, lô hàng thanh long đầu tiên của Việt Nam được Mỹ chấp nhận. Ông Duy vui mừng vì thanh long có thêm thị trường mới đầy hứa hẹn, tự hào vì sản phẩm của nông dân Việt Nam được đón nhận ở một thị trường nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm.

Nhưng ít ai biết rằng trong bữa tiệc mừng quả thanh long của Việt Nam vào Mỹ tổ chức tại TPHCM, trong không khí rộn ràng, hào hứng của những nhà xuất khẩu và các quan chức, ông nhà nông toàn cầu Thái Đức Duy lặng lẽ ở một góc khuất. Ông chỉ là người sản xuất và cung ứng hàng hóa, còn việc xuất khẩu là của một công ty khác, một thương hiệu khác.

Phương Thảo

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang