• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Chúa tể" ong rừng Bảy Núi

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 08/11/2009
Ngày cập nhật: 9/11/2009

Đến thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, hỏi ông Ba Cương hầu như ai cũng biết vì người đàn ông 53 tuổi này được nhiều người khâm phục gọi là “chúa tể” ong rừng Bảy Núi.

Giữa tháng 10, khi cây cối trong rừng Bảy Núi đua nhau nở hoa cũng là lúc mùa săn mật ong rừng bắt đầu. Đúng hẹn, 5 giờ sáng, tôi đến nhà ông Ba Cương (tên thật là Nguyễn Văn Cương) xin đi theo. Ông bảo: “Sáng sớm là thời điểm ong hút mật nhiều nhất. Nếu đi trễ, ong hút mật no, bay về tổ rồi thì khó mà lần ra tổ”.

Bí quyết tìm ong và tránh bị đốt

Điểm đến là khu vực núi Cô Tô thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn. Xe chạy ngoằn ngoèo cả chục cây số bờ ruộng mới đến được chân núi. Ơ đây hoang vu, không có đường mòn, chúng tôi phải tự vén cỏ, dây leo để lên núi. Đi một đoạn, ông Ba Cương dừng lại nghe ngóng, rồi phân tích: “Lúc đi tìm mật, ong bay nhanh hơn, đầu hơi chúi xuống. Khi đã hút được mật, nó bay chậm hơn, phần đuôi hơi xệ và âm thanh phát ra khi bay cũng lớn hơn. Chỉ cần nhìn đường bay, nghe tiếng ong thì có thể đoán được 90% hướng tổ của chúng”.

Quả thật, chỉ vài phút sau, ông đã lần ra tổ ong mật nằm sâu trong hốc đá. Nhưng sau khi quan sát rất nhanh, ông bảo tổ đó chưa có nhiều mật vì là tổ của ong ruồi hút mật từ đám cây bạch đàn phía dưới. Mùa này bạch đàn chưa nở hoa nhiều.

Có ba loại ong rừng cho mật: ong mật, ong tầng, ong ruồi. Chất lượng mật của cả ba loại không khác nhau mấy. Song, ong mật hung dữ nhất, chúng to gần gấp đôi ong tầng, ong ruồi và có thể chích chết người. Lúc phát hiện đường đi của của đàn ong mật, ông Ba Cương bảo tôi đứng ở xa, để mình ông vào xem, vì sợ tôi là người lạ, không thông đường thuộc nẻo nên sẽ khó thoát đàn ong mật nếu bị chúng phát hiện.

Ông Ba Cương chỉ cho tôi bí quyết tránh bị ong đốt rất đơn giản. Ông quơ bất kỳ loại cây nào có sẵn trong rừng, gom lại thành bó, đốt lên lấy khói cho ám khắp người. Xong, ông đưa khói đó vào tổ ong thì chẳng con nào dám chích người ám khói.

Đàn ong rừng đôi khi có tới 25.000 – 50.000 con, thường sống trong các tổ ở hốc cây, kẽ đã, bụi rậm… Tổ ong có những ấu trùng được nuôi bằng sữa ong chúa chứa trong một ổ riêng. Ong chúa sống 3 - 5 năm, mỗi tổ chỉ có một con.

Khai thác, không tận diệt

Khoảng 9 giờ sáng, chuyến săn mật kết thúc. Mới đầu mùa nên thành quả hôm đó chỉ là gần một lít mật. Lúc ngồi nghỉ, ông Ba Cương tâm sự: “Để tìm được tổ ong, mắt phải tinh, tai phải thính. Do đó, điều kiện tiên quyết của người đi săn là không được nhậu nhẹt. Nếu nhậu hôm trước thì hôm sau lên núi chỉ có nước bò, đâu còn đủ tỉnh táo để nghe ngóng. Trước ở xứ Bảy Núi này từng có cả trăm người săn mật, nhưng giờ rơi rụng gần hết vì không nhịn nổi nhậu. Vả lại, ong rừng giờ cũng hiếm”.

Ông cho biết thêm, vào mùa, mỗi ngày ông thu được cả triệu đồng từ việc bán mật ong nguyên chất (200.000 đồng một lít).

Dù đó là nghề hốt bạc nhưng ông Ba Cương nói rằng ông chỉ săn lượng mật vừa phải chứ không khai thác triệt để. “Thật lòng, tôi không muốn tận diệt. Nguyên tắc của tôi là “lấy của” chứ không “giết người”. Khi phát hiện tổ ong, tôi chỉ lấy chỗ có mật, chừa lại chỗ có ong con để chúng còn sinh sản. Ngày nào còn mật ong rừng thì ngày đó bà con mình còn có thuốc từ mật ong trị được nhiều thứ bệnh và mình còn được ong nuôi sống”, ông tâm sự.

Tuy nhiên, ông cho biết, nhiều người chuyên vào rừng lấy kèo ong (nguyên tổ), bất kể đó là tổ có mật hay ong con. Họ đem về nấu và trộn thêm đường, thuốc bắc rồi bán với giá 40.000 – 800.000 đồng một lít, cốt để thu nhiều lời. Khi mật được cho vào chai, lọ thì khó phân biệt mật ong nguyên chất hay pha trộn. Vì bị săn lùng ráo riết nên loài ong rừng đang ngày cạn dần.

Thanh Tú

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang