• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phân bò liên tỉnh

Nguồn tin: Vietnamnet, 01/11/2009
Ngày cập nhật: 2/11/2009

Phân bò Phú Yên đang thành mặt hàng đắt khách... liên tỉnh, nhưng ruộng đồng của địa phương này đang đối mặt với việc mất dinh dưỡng, nông dân tốn tiền mua phân hóa học.

Trên địa bàn các huyện từ đồng bằng đến miền núi của tỉnh Phú Yên đang rộ lên phong trào mở đại lý mua bán... phân bò. Các đại lý này tung ra nhiều chiêu thức để có hàng, chiếm lĩnh thị trường. Người bán thì bán sạch những mảnh phân rơi vãi cuối cùng và quên mất ruộng đồng của mình đang kiệt sức vì thiếu phân bò làm "vốn" dinh dưỡng cho đất.

Chúng tôi đi dọc theo quốc lộ 1A, đoạn qua thôn Phú Điềm, xã An Hòa và thôn Hòa Đa, xã An Mỹ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) tận mắt chứng kiến phân bò được cho vào bao chất đống nối dài. Tiếp tục đi qua thôn Phú Tân 1, xã An Cư (huyện Tuy An), vòng qua xã Bình Kiến, Hòa Kiến (thành phố Tuy Hòa), nơi đây cũng có nhiều đại lý chuyên mua phân bò. Sau khi thu gom, phân bò được các xe tải chở đi các tỉnh. Phân bò trở thành một trong những mặt hàng mua may bán đắt.

Lùng sục tìm mua phân bò

Để có sản phẩm đi tiêu thụ, các đại lý phân bò đua nhau mọc lên như nấm không ngần ngại lùng sục đến tận các xã vùng cao như Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa mua hàng. Tại đây họ còn đặt các "chi nhánh" mua phân bò 24/24g.

Đại lý phân bò chất hàng san sát trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã An Hòa, Tuy An, Phú Yên.

Anh Nguyễn Xuân Cường, chủ đại lý phân bò ở thôn Phú Điềm (An Hòa, huyện Tuy An), cho biết: "Tôi theo nghề này đã 5 năm, làm ăn thấy được nên dốc sức đầu tư. Hiện tôi đang mở chi nhánh tại xã Sơn Long". Anh Cường nhẩm tính, chỉ tính riêng huyện Tuy An đã có đến 50 đại lý phân bò.

Thị trường mua bán phân bò cũng cạnh tranh nhộn nhịp. Để có hàng giao đúng hẹn, các đại lý đều có bí quyết riêng.

Anh Cường cho biết, ngoài việc mua phân bò theo giá cả thị trường, anh còn phải thỉnh thoảng gửi quà tặng bạn hàng. Một người chuyên mua phân bò lâu năm ở xã An Thọ, Tuy An cho biết kinh nghiệm của mình là lấy lòng bạn hàng bằng cách cho nợ gối đầu, lúc nào cũng ứng trước cho người bán một số tiền.

Phân bò đang là mặt hàng làm ra tiền giúp tăng thu nhập cho nhiều người nông dân. Bà Nguyễn Thị Nga ở xã Xuân Sơn Nam cho biết, nuôi 5 con bò trung bình một tháng ngoài rơi vãi ở ruộng, gò lúc chăn thả, còn lại trong chuồng gom bán được 300.000 đồng (trung bình mỗi ngày 5 con bò cho ra một bao phân), một năm bán gần 4 triệu đồng.

Ở một số vùng như An Hiệp, An Cư có nhiều người làm nghề đi nhặt phân bò. Hằng ngày, họ rong ruổi khắp các tuyến đường nhặt phân bò phơi khô, thậm chí nặn thành bánh. Hiện đang vào vụ gặt lúa hè thu nên được xem là mùa thu nhập cao vì bò được thả ăn tập trung. Cái bao luôn kè kè sau lưng họ từ đồng này sang đồng khác để nhặt phân bò.

Anh Chẩn, chủ một đại lý gần đây bỏ cả trăm triệu đồng mua xe tải 15 tấn chuyên chở phân bò đi liên tỉnh. Anh cho biết: "Một tháng trung bình tôi xuất bán 10 xe. Chở vô Bình Thuận thì bán cho nhà vườn thanh long, còn chở lên Gia Lai, Đắc Lắc thì bán lại cho nhà vườn cà phê, gần đây các nhà máy phân vi sinh Gia Lai, Đắc Lắc cũng đặt hàng".

Chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính trên địa bàn tỉnh Phú Yên, mỗi tháng lượng phân bò xuất đi các tỉnh lên hàng trăm tấn.

Hậu phân bò

Phân bò xuất đi các tỉnh với số lượng lớn nên các cánh đồng xã An Hiệp, An Hòa (Tuy An), Bình Kiến (TP Tuy Hòa), không còn phân bò bón ruộng. Đất ở đây từ màu mỡ hóa thành đất da beo.

Kinh nghiệm của nông dân đối với ruộng bón lót phân bò thì về sau chỉ bón ít phân kali hoặc urê chứ không phải đội cả thúng phân NPK, DAP đổ xuống nữa. Bón phân bò một vụ, đất tốt có thể dùng đến 2 - 3 vụ sau. "Họp xã viên lần nào tôi cũng có ý kiến nêu bật chuyện nghịch lý này nhưng bà con nghe rồi bỏ ngoài tai" - một nông dân tâm sự.Anh Ngô Văn Thuận, ở xã An Hiệp, nói: "Tôi thử hạch toán cho một sào ruộng từ bón phân, làm đất, thu hoạch, chi phí quá cao, cuối vụ phủi tay về không". Mùa thu hoạch lúa hè thu năm nay anh Thuận không dám thuê máy gặt mà dùng công nhàn rỗi gặt lúa thủ công, nhưng tính ra phần chi phí cho phân bón vẫn "nuốt" gần hết.

Ông Võ Văn Sử, nông dân ở huyện Đồng Xuân tâm sự: "Lâu nay tôi vẫn trung thành với việc bón ruộng bằng phân bò, hai thửa ruộng nhà tôi ít sâu bệnh còn ruộng bên cạnh tôi thấy họ xịt thuốc trừ sâu liên tục".

Ông Nguyễn Đồng Minh, chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Bình Kiến 2 phân tích: "Để chữa được căn bệnh ruộng nghèo dinh dưỡng, cần phải bón phân bò. Nếu không có phân bò làm "vốn" cho đất thì năm nào nông dân cũng phải móc túi số tiền lớn mua các loại phân bón hóa học đầu tư, như vậy cầm chắc là lỗ". Ông Mai Kim Lộc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa cho biết hàng năm, trước khi bước vào vụ sản xuất lúa đông xuân, hè thu, UBND thành phố luôn triển khai đến các hợp tác xã vận động nhân dân tận dụng tối đa nguồn phân hữu cơ (phân chuồng) để bón ruộng, đồng thời không bán phân chuồng, mua phân hóa học, để có thể giảm chi phí sản xuất.

Nhiều cánh đồng ở Tuy Hòa, nơi được xem là vựa lúa miền Trung như cánh đồng Bình Kiến (thành phố Tuy Hòa), ngoài diện tích vùng trũng hằng năm được phù sa bồi đắp thì phần ruộng ở khu cao hơn đang báo động kiệt sức.

Mạnh Hoài Nam

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang