• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhiều cách mưu sinh mới trong mùa nước nổi

Nguồn tin: Khoa học phổ thông, 23/10/2009
Ngày cập nhật: 28/10/2009

Từ nhiều năm nay, mùa nước nổi đã trở thành mùa làm ăn, nhưng càng ngày cư dân ĐBSCL càng nghĩ ra nhiều cách thức mưu sinh rất lạ đời, thú vị, hiệu quả cao.

Trên Quốc lộ 91 từ Cần Thơ về An Giang, tại bãi đất trống của cây xăng dầu Thốt Nốt - đầu cầu Cần Thơ Bé có một vựa dã chiến tập kết ốc đắng và ốc gạo của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Dũng. Vựa này đã “mọc” tại đây gần chục năm và hoạt động quanh năm, suốt từ 4 giờ sáng đến 8 - 9 giờ tối. Chủ vựa năm nay chưa đến 40 tuổi nhưng đã có 13 năm trong nghề làm lái ốc.

Anh Dũng cho biết, từng là kẻ câu lưới, mò cua bắt ốc bán cho vựa, nhiều mùa nước nổi phải qua tận Đồng Tháp Mười mưu sinh, thấy nghề thu gom ốc ngon ăn, anh về vay mượn sắm chiếc Honda 67, đèo 2 giỏ đệm đi thu mua về bán cho vựa. Lúc đầu anh bán ốc cho vựa ở Cần Thơ, Đồng Tháp, giờ thì bỏ mối sang tận Vĩnh Long và TP.HCM. Cao điểm mùa nước nổi như hiện nay, mỗi ngày anh chuyển lên Sài Gòn 5 - 6 tấn ốc.

Để có ốc bỏ mối quanh năm, anh Dũng đặt trạm ở các xã trong vùng. Mỗi ngày 4 người làm công cho anh chạy xe gắn máy và vỏ lãi đi thu gom. Ngoài ra anh còn đặt hàng bên Campuchia. Đó là ốc “siêu hạng”, giá bán sỉ đã 6.000 - 7.000 đ/kg chưa kể chi phí vận chuyển, trong khi đó ốc nội thu gom loại một chỉ 3.000 - 3.500 đ/kg. Cứ 10 giờ sáng ghe chở ốc qua cửa khẩu, 12 giờ đến vựa anh và chiều tối ốc ngoại đã có mặt ở Sài Gòn phục vụ dân nhậu, người bán ốc hay các bà thích ăn quà vặt. Mùa khô, đồng ruộng sản xuất lúa, ốc không còn, anh Dũng đặt hàng ghe cào. Trên sông Tiền, sông Hậu, nhất là khu vực vựa ốc Cái Bè, Cai Lậy có hẳn những đội quân săn bắt ốc. Từ nghề lái ốc, anh Dũng kiếm mỗi năm hơn 100 triệu đồng.

“Đại ca” làng ốc phải kể đến hai đại gia ở Châu Đốc, “chuyên trị” ốc bươu, ốc lác. Ngoài thu gom ốc nội, hai người này cũng đặt hàng bên Campuchia chở về rồi chuyển thẳng bằng xe hàng ra Hà Nội. Một “lão gia” khác ở Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) thì bỏ ốc ra tận Đồng Xoài, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu...

TP. Cà Mau, 12 giờ đêm, các vựa hải sản đèn điện sáng rực, hàng đoàn xe tải, xe đò lớn tập kết chở các “món ngặt” là cua, ghẹ, sò, ốc về các tỉnh trong vùng và TP.HCM. Thời gian gần đây nổi lên mặt hàng ba khía sống phục vụ dân nhậu. Trước đây người ta chỉ bắt ba khía vào những đêm “hội”, chúng tập trung vào những cây đước, sú, vẹt... rừng ngập mặn, nay người ta bắt quanh năm và để có đủ nguồn cung, nhiều người tổ chức nuôi. Món ăn truyền thống từ ba khía là đem muối, làm mắm, nhưng vài năm nay dân nhậu có sáng kiến đem hấp, luộc chấm muối ớt hoặc chiên giòn, ăn khá hấp dẫn. Từ đó ba khía trở thành đặc sản. Tại Cà Mau, Bạc Liêu, ba khía bán sỉ cho lái chỉ 10.000 đ/kg nhưng về tới An Giang, Đồng Tháp, Long An... giá tăng gấp 3 lần và được phân phối bán lẻ bên lề đường.

Với 2 bao tải khoảng 200 kg, mỗi ngày vợ chồng Tư Long ở Long Xuyên chở ba khía từ Cà Mau về bán, trừ chi phí lời hơn 200.000 đồng. Tuy nhiên, anh cho biết, hôm nào xui, trên đường chuyển về ba khía chết nhiều là coi như từ huề đến lỗ vì giá ba khía chết chỉ còn 10.000 đ/kg. TP. Long Xuyên của An Giang hiện có hơn chục người chuyên buôn ba khía.

Mùa nước nổi nông nhàn, nhưng không thèm đi làm mướn mà đào trùn để... xuất khẩu! Đó là chuyện đang diễn ra ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang. Giá trùn bán cho vựa được 12.000 đ/kg. Mùa lũ nước mênh mông, dân núi Sam vác lung, cuốc leo lên các triền núi đào trùn, mỗi người kiếm cả trăm ngàn một ngày.

Anh Phạm Văn Tài, chủ vựa trùn cho biết, trùn được bán qua Campuchia làm mồi câu cá.

Còn ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn của An Giang, từ đầu mùa nước nổi đến nay hình thành hai chợ... cỏ. Tri Tôn là huyện có đông người Khmer sinh sống, bà con có truyền thống nuôi bò. Đồng ruộng hiện nay làm lúa quanh năm, ai nuôi bò nhiều phải mua cỏ cho bò ăn. Mỗi bó cỏ 4 kg có giá 2.000 đồng.

Anh Chau Soc Chanh có 4 con bò, mỗi ngày ngốn đứt gần 100.000 đồng tiền cỏ. Hộ nuôi bò nhiều còn tốn kém hơn. Từ đó hình thành nghề cắt cỏ và chợ cỏ. Ô Lâm mùa nước nổi này có hơn 100 hộ chuyên đi cắt cỏ. Thu nhập mỗi người từ 50.000 - 70.000 đ/ngày.

Mùa nước nổi trong khi dân Cần Thơ, Vĩnh Long... trồng rau nhút, lục bình, sen... thì dân Trà Vinh đi trồng... lác! Loài cây hoang dại này trước đây mọc đầy đồng, nay phải trồng bán cho làng nghề dệt chiếu, thảm. Xã Đức Mỹ, huyện Càng Long có 500 ha trồng lác, không đủ nguồn cung, lái muốn mua phải đặt cọc tiền trước. Giá lác năm 2008 chỉ 4.000 đ/kg, nay tăng gấp đôi. Vốn đầu tư trồng lác chỉ 16 triệu đồng/ha, thu hoạch 3 vụ/năm, lãi gấp 2 - 3 lần vốn.

Ở xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp có anh Nguyễn Văn Nhứt, bình quân mỗi ngày vào mùa nước nổi này thu vào cả triệu đồng tiền bán con giống và ba ba thịt. Mô hình này rộ lên mấy năm trước, nay ít người nuôi nhưng ai trụ được đều có thu nhập khá.

Năm 2001 anh Nhứt nuôi thử nghiệm, nay đàn ba ba của anh đã lên đến 2.000 con. Điều đặc biệt là anh nuôi rải vụ nhiều lứa trong một đàn nên có con giống và ba ba thịt bán quanh năm. Con giống hiện anh bán 3.000 đ/con, còn ba ba thịt hơn 100.000 đ/kg. Anh Nhứt cho biết tháng 2 ba ba đẻ, gần Tết đẻ giảm lại, gần đây ít người nuôi nên ba ba có giá, không sợ dội chợ.

Anh Lâm Quốc Chuyển ở huyện Tam Nông thì có mô hình nuôi cá lóc trong bồn xi măng. Anh cho biết nuôi cá trong bồn xi măng có nhiều cái lợi hơn nuôi trong ao đất như môi trường nước sạch hơn, cho ăn ít hao mồi hơn, dễ kiểm soát dịch bệnh, cá lớn nhanh và đồng đều, dễ thu hoạch. Giá cá mùa nước nổi rẻ, chỉ 27.000 đ/kg bán cho lái, nhưng chỉ với diện tích 130 m2 bể nuôi qua 6 tháng lãi hàng chục triệu đồng, mỗi năm nuôi 2 lứa.

ÂU CƠ

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang