• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngư tặc bãi bồi: Đổ máu giành lãnh địa

Nguồn tin: Người lao động, 23/10/2009
Ngày cập nhật: 24/10/2009

Quy định “vùng cấm nghiêm ngặt” không đủ sức ngăn làn sóng dân nghèo khắp nơi ồ ạt kéo về bãi bồi bên bờ biển Tây Cà Mau mưu sinh. Đến khi vùng biển này như nồi cơm cạn đáy, việc tranh chấp nơi làm ăn là lẽ sống còn của những “ngư tặc”

Rạng sáng, gió từ khơi xa thổi về từng cơn lành lạnh. Tôi đi theo nhóm “ngư tặc” ở ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân - Cà Mau ra bãi bồi. Chiếc vỏ lãi gắn máy 11 mã lực từ xóm nhà xập xệ bên con kinh nước đen tăng ga hướng về biển.

Bốn người đàn ông đi cùng tôi lặng thinh, mỗi người nhìn về một hướng. Đến một nơi chẳng còn nhìn rõ đâu là bờ, “ngư tặc” tên Trương Văn Hận cho vỏ lãi tiến lại hàng cọc bằng cây đước đã được cắm sẵn, bắt đầu buông lưới.

Vũ khí chính: Liều mạng

Mặt trời vừa nhú lên khỏi sóng, từ chỗ của Hận, tôi phóng tầm mắt ra xung quanh. Bốn phía dọc ngang là những hàng đăng, đáy đan nhau như thiên la địa võng. Cứ cách vài chục mét là có một hàng, mỗi hàng nối dài từ trong bìa rừng phòng hộ ra ngoài khơi gần cây số.

Tôi hỏi Hận sao không mắc lưới ở những hàng đáy gần bờ hơn. Tay “ngư tặc” này nhìn tôi rồi phá lên cười: “Chỉ cần bén mảng lại đó là bị đánh chạy không kịp!”. Hận cho tôi biết mỗi hàng đăng, đáy ở đây đều có chủ. Hàng đáy mà anh đang thả lưới cũng là kết quả của một trận chiến đẫm máu với một nhóm “ngư tặc” phương xa từ hơn 10 năm trước.

Hận kể sau lần tỉnh Cà Mau chủ trương giải tỏa trắng khu bãi bồi hồi năm 1997, được một thời gian, nạn “ngư tặc” xâm lấn vẫn đâu vào đấy. Thậm chí, tình hình càng rối ren hơn khi các “ngư tặc” phải tranh giành lãnh địa, thiết lập lại ranh giới giữa những hàng đăng, hàng đáy và luồng nước.

Lúc ấy, Hận cùng với nhóm anh em ở Bạc Liêu cũng chở theo những cây cọc đước ra bãi bồi cắm xí phần. Trong lúc đang lui cui cắm những cây cọc cuối cùng, nhóm của Hận bị một nhóm người dữ dằn lăm lăm hung khí tiến tới đuổi đi.

Nhóm này viện lý lẽ nơi đây từng là hàng đáy của họ trước khi bị giải tỏa. Nhóm của Hận không chịu khuất phục. Hai bên lao vào đánh nhau sống mái để định đoạt quyền sở hữu luồng nước trên vùng cấm khai thác. Tuy ít người nhưng nhờ sức trẻ và... liều hơn, nhóm của Hận đã giành được quyền “cai trị” hàng đáy mấy trăm mét cho đến nay.

Theo chỉ dẫn của Hận, tôi mới biết được ranh giới giữa các hàng đăng, đáy được phân định bằng những con lạch ngầm bên dưới dòng nước. Việc phân chia lãnh địa này cũng mất khá nhiều thời gian và hầu như mỗi ranh giới đều được giải quyết bằng một trận đánh nhau đổ máu.

Hận cho biết dù những hàng đăng, đáy đã có chủ nhưng thỉnh thoảng vẫn có tranh chấp rồi lại giải quyết bằng vũ lực. Hận đúc kết “kinh nghiệm”: “Hơn 10 năm sống bằng cái nghề bị liệt vô hàng “không đàng hoàng” này, liều mạng được xem như thứ vũ khí tinh thần để tụi tôi trụ lại ở vùng đất luôn tiềm ẩn những cuộc xung đột đẫm máu này”.

Mạnh được, yếu thua

Một tối, tôi theo anh Trần Văn Năm và những “ngư tặc” ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển - Cà Mau ra bãi bồi đăng cua lén. Anh Năm là một trong những người đến đăng lưới cua sớm nhất ở vùng này - năm 2003, khi vùng đất bãi bồi ở mũi Cà Mau còn khá vắng vẻ.

Song chẳng bao lâu, khi nghề đăng cua nở rộ, người ra đây đánh bắt chen chúc thì đã nảy sinh chuyện người trước lấn lướt kẻ sau. Nhiều người không đăng lưới nhưng cũng cắm cây chiếm hữu luồng nước, không cho người khác vào.

Quanh chuyện này cũng đã có không ít xung đột xảy ra. Anh Năm bảo rằng nơi anh đang đăng cua hằng ngày cũng là kết quả từ một cuộc xung đột. Anh nhớ lại: “Trước đây, ông Hai Thắng đã cất công dọn cây để đăng một hàng lú. Sau đó, ông Sáu Thành đến cắm đăng chắn trên luồng nước của ông Hai Thắng. Thế là hai người bạn đăng cua trở mặt thành thù. Đánh nhau xong, cả hai đều tự ái bỏ mặc hàng đăng. Tôi là người đến sau, thừa hưởng cả hai hàng đăng của họ bỏ lại”.

Dân đăng cua ở Đất Mũi kể rằng vào mùa đăng cua năm ngoái, ở đây xuất hiện một người đàn ông dữ tợn dắt theo nhóm người hùng hổ đến chiếm đoạt địa bàn của “ngư tặc”.

Gặp ai, ông ta cũng gây gổ rồi rượt đánh, khiến cả những “ngư tặc” có tiếng liều mạng nhất vùng này cũng phải bỏ của chạy lấy người. Sau thời gian đi xâm chiếm kiểu đó, ông ta hiện đã có trong tay gần 200 miệng đăng, toàn ở những bãi tốt nhất.

Thường thì những lần tranh chấp như thế, hai bên sẽ phải “tự xử” vì đây là vùng cấm nghiêm ngặt nên chính quyền không thể can thiệp, xác nhận chủ quyền cho bất cứ ai. Do đó, việc mưu sinh của dân nghèo ở vùng biển cạn Cà Mau lâu nay luôn tồn tại một “luật lệ”: Mạnh được, yếu thua!

“Đại chiến” trên biển cạn

Ngoài những chuyện đánh nhau mà tôi nghe “ngư tặc” kể lại, còn nhiều cuộc “đại chiến” được công an địa phương ghi nhận như báo động một sự bất ổn trên vùng biển cạn Cà Mau.

Cuối năm 2005, trên vùng bãi bồi ở xã Đất Mũi đã diễn ra một cuộc ẩu đả kinh hoàng giữa xóm “ngư tặc” tại kinh Hai Thiện với 12 đạo tặc làm đục nước một vùng biển.

Bọn đạo tặc này thường giở chiêu giả làm lực lượng kiểm ngư đuổi “ngư tặc” đi để chúng lấy lưới bán. Sau này, phát hiện chúng là cán bộ dỏm, “ngư tặc” đã tổ chức phục kích.

Hai bên dùng xuồng máy rượt đuổi nhau suốt mấy giờ. Sau cùng, 12 đạo tặc và 3 xuồng máy đã bị nhóm ngư dân bắt giao cho công an xã xử lý. Phía “ngư tặc” bị chìm hết 6 xuồng máy và 2 người bị thương.

Gần hơn là cuộc “đại chiến” ở ngay cửa Vàm Xoáy, xã Đất Mũi giữa các “ngư tặc” làm nghề đăng cua con ngoài mé biển giữa năm 2006. Ba “ngư tặc” Nguyễn Quốc Thanh, Nguyễn Giang Thanh và Nguyễn Văn Đương ở ấp Rạch Thọ đã tranh giành hàng đăng với cha con ông Cao Minh Hoàng - Cao Văn Đen ở ấp Rạch Tàu Đông. Họ ẩu đả nhau gần nửa giờ. Nếu không được công an can thiệp kịp thời, có lẽ án mạng đã xảy ra.

Duy Nhân

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang