• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rau xanh rửa 3 lần vẫn chứa đầy ký sinh trùng

Nguồn tin: NNVN, 13/06/2008
Ngày cập nhật: 16/6/2008

Kiểm tra 104 mẫu rau đang bày bán tại các chợ TP HCM, sau nước rửa đầu tiên, 97% rau còn ký sinh trùng. Vệ sinh lần hai vẫn còn 80%; đến lần 3, hơn nửa số rau chưa hết bẩn.

Khảo sát do trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện, công bố hôm qua tại TP HCM. Xà lách, xà lách xoong, tần ô, rau muống, cải bẹ xanh, rau má, rau đắng, rau gia vị, là 8 loại thực phẩm xanh được chọn nghiên cứu.

Khi chưa rửa, kiểm nghiệm cho thấy, 97% lượng rau lấy về từ chợ bị nhiễm ký sinh trùng. Trong đó, 100% xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô bị nhiễm; kế đến là xà lách, rau muống và rau gia vị chiếm 93%.

Thủ phạm gây hại cho sức khỏe "bị điểm mặt" đã sống bám rất bền chắc trên rau chủ yếu là loại ký sinh trùng E.histolytica có nhiều trên xà lách xoong, rau má (79,6%). Bào nang E.coli chiếm gần 40% mẫu rau đắng và 54% ở các loại rau khác; G.lamblia nhiễm cả trong 8 loại rau với tỷ lệ 15,5%; ấu trùng giun hình ống có mặt ở 100% xà lách xoong, 46% mẫu rau muống.

Nhóm rau nhiễm bẩn sau đó được đưa vào rửa ba lần bằng 2 loại nước rửa gồm: nước thường dưới vòi chảy mạnh và nước có pha hóa chất rửa rau được quảng cáo trên thị trường. Kết quả cho thấy cả hai loại nước đều không tẩy được quá nửa lượng ký sinh trùng, thậm chí trứng giun có thể trạng khá “bề thế” vẫn còn tồn tại trong các nách rau.

Một nhóm rau khác được rửa bằng dung dịch khử khuẩn rao bán trên thị trường, cũng cho kết quả tương đương.

Các chuyên gia tham gia cuộc xét nghiệm nhận xét, những loại rau có cấu trúc cành, vân lá phức tạp như xà lách xoong, tần ô, cải bẹ xanh thường là chỗ lưu trú lý tưởng cho ký sinh trùng. Thực tế cho thấy, dù rửa đến lần thứ 3 thì xà lách xoong và cải bẹ xanh gần vẫn còn hơn 50% số rau bị nhiễm.

Bác sĩ Trần Thị Hồng, Trưởng bộ môn Ký sinh trùng, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, rau sống nhiễm bẩn không phải là chuyện mới mẻ, bởi Việt Nam hiện chưa có nhiều khu trồng rau sạch. Lượng rau vào TP HCM chủ yếu được nông dân tự lập vườn, tự trồng nên điều kiện vệ sinh không tốt.

Anh Thái Văn Long, chủ vườn rau ở Tân Hiệp, huyện Hóc Môn thừa nhận, không thể có đủ nước để rửa hết hàng tấn rau trong mỗi đợt thu hoạch. Cũng không phải loại rau nào cũng có thể rửa được trước khi chất đống lên xe để chuyên chở. Theo anh Long, một số loại rau lá mỏng như xà lách, nếu rửa trước có thể làm dập lá.

Nhiều chủ vựa rau lớn tại chợ đầu mối Bình Điền (Bình Chánh), chợ rau Bình Tây (quận 6), chợ rau Gò Vấp cũng thừa nhận, hầu hết rau chợ là loại nguyên thủy từ vườn mang đến. “Chỉ khi rau bị dính bùn đất quá nhiều chúng tôi mới rửa, còn lại đều phân phối cho người bán lẻ “tự xử””, một chủ vựa rau cho biết.

Trao đổi với PV, bác sĩ Đỗ Châu Việt, Phó Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây các bệnh nhiễm.

Khi vào cơ thể, chúng làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, gây thiếu máu và khiến cơ thể bị suy nhược. Nếu bị nhiễm nặng, người bệnh có thể bị áp-xe gan, viêm phổi, tiêu chảy cấp, kiết lỵ, thậm chí ký sinh trùng giun có thể chui vào ống mật, chui vào não để sinh sống…

Cũng theo bác sĩ Việt, việc phát hiện bào nang E.lico trên rau cho thấy, có thể người trồng rau đã bón bằng phân người. Đây là loại ký sinh trùng nguy hiểm đe dọa hệ tiêu hóa của con người và nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy.

Theo thống kê, mỗi năm các bệnh viện tại TP HCM tiếp nhận hàng trăm ca mắc bệnh nhiễm liên quan đến ký sinh trùng. Riêng tại Bệnh viện Nhiệt Đới thành phố, mỗi tuần đã có đến vài chục bệnh nhân phải nhập viện vì các chứng nhiễm ký sinh trùng.

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TP HCM khuyến cáo, khi chưa có phương pháp tẩy sạch triệt để các ký sinh trùng trên rau thì thay vì rửa 3 lần nước theo thói quen, người dân nên rửa rau nhiều lần hơn. Nếu có điều kiện nên rửa rau với nước rửa chuyên dụng, rửa dưới vòi nước chảy mạnh.

Bác sĩ Nghiệm cũng cảnh báo, người dân không nên sử dụng các nguồn rau có màu sắc, hình dáng, mùi vị lạ. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là mua ở các cửa hàng rau sạch, rau an toàn.

Theo VNE

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang