• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình “2 trong 1”

Nguồn tin: Báo Kinh tế & Đô thị, 19/10/2009
Ngày cập nhật: 19/10/2009

Do biết kết hợp kinh tế trang trại với ngành nghề truyền thống, mỗi năm gia đình anh Đỗ Văn Bảo, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín thu về hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí, anh còn lãi hơn 300 triệu đồng. Mô hình làm kinh tế “2 trong 1” của anh được người dân địa phương vô cùng khâm phục. Anh cũng là một trong số ít ca nhân được mời lên báo cáo điển hình tiên tiến tại Hội nghị biểu dương khen thưởng hộ nông dân SXKD giỏi cấp thành phố năm 2009 vừa qua.

Anh Bảo năm nay 48 tuổi, là hội viên hội nông dân xã Tiền Phong, huyện Thường Tín. Những năm gần đây, do quá chạy theo các ngành nghề mới (sản xuất chăn ga gối đệm) nên nhiều người dân ở Tiền Phong đã “bỏ quên” đồng ruộng, không chú trọng việc trồng lúa. Nhiều diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình được người dân cho bà con nơi khác mượn để cấy hái khiến anh Bảo rất lo lắng. Thông qua việc tham gia sinh hoạt Hội Nông dân, đồng thời được nghe tuyên truyền phổ biến kiến thức trên báo đài, anh đã nuôi ý định tận dụng đồng ruộng quê mình để “biến đất thành vàng”. Được sự động viên cổ vũ của cấp uỷ, chính quyền và Hội Nông dân, năm 2006, anh đã mạnh dạn đấu thầu quỹ đất I của các hộ không muốn gieo cấy trong khu vực cống Túc để làm trang trại.

Với 5 mẫu ruộng đấu thầu được, anh dành riêng 3 mẫu đào ao thả cá, trong đó 1 ao thả cá giống, 1 ao thả cá nuôi với nhiều loại cá theo các tầng mặt nước như trắm, chép, trôi, mè, cá chim trắng… Anh cũng dành 1 sào để làm chuồng trại, thường xuyên duy trì nuôi từ 500 – 700 con gà vịt đẻ và khoảng 30 con lợn thịt. Diện tích còn lại 1,9 mẫu, do chủ yếu là đất thịt nặng nên anh đã mua đất màu bãi sông Hồng để trải mặt làm đất trồng trọt. Trên đó anh trồng 1.000 cây, chủ yếu là cam Canh, bưởi Diễn và một số loại cây khác. Bên cạnh mô hình trang trại, anh không bỏ nghề truyền thống mà vẫn sắp xếp thời gian, điều kiện để sản xuất chăn ga gối đệm. Nhờ đó, tổng doanh thu mỗi năm của gia đình anh lên tới trên dưới 1 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ trang trại và sản xuất chăn ga gối đệm tương đương nhau, mỗi thứ khoảng nửa tỷ đồng. Năm 2008, tổng doanh thu của gia đình anh đạt 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi gần 285 triệu đồng. Dự kiến năm 2009, tổng doanh thu của gia đình anh đạt 1,1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 300 triệu đồng. Bình quân thu nhập của gia đình anh đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ làm giàu cho mình, gia đình anh còn tạo công ăn vịêc làm thường xuyên cho từ 10 – 15 lao động với thu nhập 1,4 – 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Để đạt được kết quả trên, anh Bảo cho biết, đó là nhờ anh đã quan tâm ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Chẳng hạn trước đây, để phòng trừ sâu bệnh, anh đã dùng các loại thuốc hoá học nhưng đến nay, theo khuyến cáo, anh đã sử dụng các chế phẩm thảo dược và sinh học để phòng trừ các loại sâu bệnh bình thường, không ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ kinh nghiệm bản thân, anh Bảo cũng cho biết để làm giàu thành công thì người nông dân trước hết phải có ý chí quyết tâm làm giàu. Trước khi xây dựng mô hình sản xuất của mình thì cần phải tìm hiểu kỹ các yếu tố liên quan như đất đai, lao động, vốn, sự hiểu biết về KHKT… để tính toán cho phù hợp và đầu tư có hiệu quả. Cuối cùng là phải tranh thủ được sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp uỷ và chính quyền địa phương.

Nam Bắc

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang