• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thành công nhờ “liều”

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 17/10/2009
Ngày cập nhật: 19/10/2009

Ở xóm Mới của làng Hổ Lao (xã Tân Việt, Đông Triều) ai cũng biết anh Nguyễn Hồng Khanh, một điển hình làm kinh tế vườn đồi năng động. Hiện nay, gia đình anh đang sở hữu một vườn na rộng 1,1ha, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Đồng thời, anh còn có một khu vườn trồng cây cảnh, một khu chuồng trại nuôi lợn nái, lợn thịt với tổng số gần 100 con. Ngoài ra, anh còn nuôi gà, nuôi chó, đào ao thả cá...

Nhìn vào mô hình kinh tế của anh Khanh, ai cũng phải thán phục khi biết rằng chỉ cách đây hơn chục năm cả khu vực xóm Mới đều là đồi trọc đầy sỏi đá. Anh Nguyễn Hồng Khanh chính là một trong những người tiên phong nhận đất đồi để làm kinh tế, mang lại sự trù phú cho xóm Mới hôm nay. Anh tâm sự: "Trước kia, gia đình tôi ở trong làng làm nông nghiệp. Hai vợ chồng tôi có vài sào ruộng, chăm chỉ lắm cũng chỉ đủ ăn. Cuộc sống khó khăn nên năm 1994, khi 29 tuổi, tôi đánh liều lên đây trồng rừng. Hồi đó, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc. Khu đồi xóm Mới này cũng đã được giao hết nhưng nhiều người phải "bỏ của chạy lấy người" vì đất hoang hoá, chỉ trồng được bạch đàn mà cũng còi cọc. Ban đầu tôi thuê đất, sau đó bán nhà, bán cả trâu, bò và vay mượn thêm để mua lại quyền sử dụng khu đất này với giá 10 triệu đồng. Ai cũng bảo liều vì 10 triệu hồi ấy to lắm. Thế nhưng không liều làm sao có được như ngày hôm nay...”.

Được sự ủng hộ của vợ, anh Khanh đưa cả gia đình vào xóm Mới dựng nhà tạm ở. Hai vợ chồng anh làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm để cải tạo đất đồi, trồng vải, trồng na. Lúc đó, anh trồng vải là chính, na là phụ. Suốt 8 năm trời (từ năm 1995 - 2003), anh dồn sức cho cây vải nhưng đến khi cây vải trưởng thành ra hoa kết trái thì quả vải rớt giá thảm hại. Thấy tiền bán vải không đủ tiền chi phí phân bón, thuốc sâu và thuê người thu hoạch, anh đành chặt cây vải và trồng na thay thế. Đến bây giờ, anh đã có một vườn na hơn 1.000 cây mà cây nào cũng sai trĩu quả. Anh bảo: "Vụ na năm 2008, tôi thu được 15 tấn, lãi 130 triệu đồng. Năm nay na của tôi còn sai hơn nên dự tính sẽ thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Giá na năm nay cũng ổn định, đầu mùa bán được 35.000/kg; giữa mùa có xuống nhưng vẫn giữ ở 20.000đ/kg. Nhiều hộ quanh đây đã thoát nghèo, vươn lên giàu là nhờ cây na đấy...”. Không chỉ trồng na, anh Nguyễn Hồng Khanh còn trồng cây cảnh để kinh doanh. Trong vườn nhà anh có các loại như cau vua, cây tùng, cây bách... và cả tùng la hán, loài cây cảnh hiếm và có giá trị cao trên thị trường. Ngoài ra, anh còn nuôi hơn 100 con gà và đầu tư chuồng trại để nuôi lợn. Anh tâm sự: "Khi bắt tay vào làm, tôi không có nhiều kinh nghiệm đâu. Cứ vừa làm vừa học, vừa đúc kết kinh nghiệm. Ngay cả nuôi lợn cũng thế. Ban đầu tôi cũng chỉ nuôi vài con, sau nâng dần lên hơn chục, vài chục rồi đến cả trăm con. Riêng chuồng lợn tôi đã phải đập đi xây lại vài lần cho phù hợp hơn. Hiện nay, tôi đang đập bỏ khu chuồng cũ để đầu tư nuôi lợn theo mô hình công nghiệp”.

Hiện nay, anh Khanh đã xây được một ngôi nhà theo kiểu biệt thự rất đẹp và khang trang ở xóm Mới. Các con của anh cũng có điều kiện để học hành. Thành công của anh chính là một minh chứng xác thực cho sự quyết đoán dám nghĩ, dám làm của những thanh niên thế hệ mới.

Bùi Thuỳ

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang