• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ong về thành phố

Nguồn tin: Lao Động, 15/10/2009
Ngày cập nhật: 16/10/2009

Đồng Tháp Mười với những khu rừng tràm mênh mông từ lâu là “lãnh địa” của ong ruồi. Mật ong tự nhiên ở Đồng Tháp Mười có chất lượng rất tốt, thường dùng làm quà tặng có giá trị cho người dân thành phố.

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân TP.Tân An cũng sử dụng mật ong, nhưng không phải mang về từ Đồng Tháp Mười (ĐTM), mà được lấy từ những tổ ong ở ngay bên cửa nhà mình giữa trung tâm thành phố.

Ra ngõ gặp ong

Một sáng thức dậy, người viết bài này nghe có tiếng “vo, vo” ngoài cửa sổ nhà mình (phường 1, TP.Tân An). Thì ra có 1 tổ ong ruồi bằng nắm tay đang đến “định cư” trên cây bông giấy trồng trong chậu bên hông nhà. Một thoáng băn khoăn không biết nên để hay đuổi bầy ong đi vì sợ nó đốt mấy đứa nhỏ. Tình cờ có cụ già đi thể dục ngang trước nhà, cụ cho biết người xưa quan niệm ong mật đến nhà làm tổ là điềm lành, ong ruồi không gây nguy hiểm cho người, nó đốt chỉ đau như kiến cắn.

Vậy là tôi lân la hỏi cách “nuôi” tổ ong. Điều quan trọng bậc nhất là phải bảo đảm sự yên bình thì đàn ong mới trụ lại. Nếu thích có thể để đường ở gần đâu đó cho ong tìm ăn, mau có mật, còn không thì ong cũng tự tìm mật mang về tổ, tuy có lâu hơn.

Từ ngày có tổ ong, mỗi sáng thức dậy tôi có thói quen nhìn qua họ hàng nhà ong xem nó đang làm gì, mật tích tụ nhiều chưa... Đi công tác mấy ngày trở về, tôi nhìn ngay chỗ tổ ong, thấy vắng tanh. Thì ra mấy đứa nhỏ nghịch phá, làm động, bầy ong đã “một đi không trở lại”. Tôi cố ý giữ nguyên cái tổ, giữ sự yên tĩnh, nhưng cả năm rồi đàn ong không quay trở lại.

Tại Tòa soạn Báo Long An (ngay trung tâm TP.Tân An), Tổng Biên tập Đặng Niềm cứ thỉnh thoảng lại bắt 1 tổ ong mật về ngâm rượu để uống dần (đông y quan niệm rất tốt cho tiêu hóa). Gián đoạn chừng 1 tháng, đàn ong lại đến bên cửa sổ lầu 1 của Toà soạn làm tổ trở lại, để chừng 2 – 3 tháng sau lại có 1 tổ ong mới mọng mật sẵn sàng cho bình rượu bổ.

Còn nhà văn Trần Hàn Phong (Hội VHNT Long An) thì có cái thú uống trà ướp mật ong lấy từ vườn nhà mình (phường 2, thị xã Tân An). Trong mảnh vườn rộng chừng 100m2 của anh ở giữa lòng thị xã lúc nào cũng có từ 1 đến 2 tổ ong mật. Anh cứ thế mà luân phiên lấy mật ướp trà đãi khách văn.

Còn vợ chồng bà Nguyễn Thị Thuỷ, Sở VH - TTDL Long An, thì lại phiền lòng vì chuyện ong vào nhà làm tổ, cho mật. Một ngày nọ, vợ chồng bà nghe tiếng nhạc phát ra từ cái loa treo trên vách có âm thanh “đùng đục” rất lạ. Rồi đứa con nhỏ thấy những giọt mật đọng dưới đáy loa. Thì ra họ hàng nhà ong đã chui vào chiếc loa làm tổ và góp mật tự bao giờ. Chiếc loa không còn xài được, nhưng bù lại bà Thủy có được 1 lít mật ong loại xịn.

Tại khu vườn Vịnh Đá Hàn của ông Nguyễn Văn Đông ở xã Hướng Thọ Phú – TP.Tân An có tổ ong ruồi làm trên cây xoài ngay bên bàn nhậu. Những lúc cao hứng, ông Đông bắt mấy con nhộng trong tổ ong làm mồi nhậu. Nhưng thật lạ, đàn ong không vì thế mà bỏ đi khỏi khu vườn.

Công nghiệp lấn tự nhiên?

Giải thích về hiện tượng ong mật tràn vào thành phố, 1 kỹ sư lâm nghiệp ở Sở NNPTNT Long An giải thích: do Tân An nằm không xa (cách chừng 10km) vùng rừng tràm đặc dụng ĐTM, nơi sinh sống lý tưởng bao đời nay của ong ruồi. Thời gian gần đây những người nuôi ong chuyên nghiệp từ Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng... cứ tới mùa tràm ra hoa là đưa hàng ngàn đàn ong “công nghiệp” đến ĐTM rải khắp các cánh rừng tràm để ong hút mật tràm. Do ong “công nghiệp” lớn xác hơn, nên chúng lấn át các đàn ong tự nhiên nơi đây, vì vậy nên ong “sở tại” mới dạt vô thành phố.

ĐTM đang mùa lũ chính, cũng là mùa tràm ra hoa. Đi dọc theo QL62 từ Tân An đi Mộc Hóa, theo tuyến đường N2 từ Đức Hòa về Tân Thạnh, qua tỉnh Đồng Tháp, đâu đâu cũng bắt gặp những “làng ong” nằm 2 bên đường, ven những cánh rừng tràm.

Ong “công nghiệp” lớn xác (gấp 3 – 4 lần ruồi tự nhiên), “định cư” ven các tuyến đường, chúng bay không có “trật tự giao thông”, nên thường xuyên đâm vào những phương tiện giao thông trên đường. Con ong chết thì không đáng gì, nhưng khi nó va vào mặt những người chạy xe gắn máy làm lạc tay lái, té ngã, thì trở nên rất phiền phức. Nhiều vụ té ngã xe mà nguyên nhân là do con ong đã phải nhờ chính quyền địa phương giải quyết.

Những người nuôi “ong chạy đồng” bây giờ đã cẩn trọng hơn, họ dùng lưới ngăn không cho ong bay ra đường lộ. Đang chạy xe trên đường, chợt nghe hơi thở như có “ướp mật”, rồi thấy những tấm lưới căng bên lộ, đích thị đó là 1 “làng ong”.

Đã có lúc người dân địa phương phản ứng chuyện người nơi khác chở ong tới hút mật tràm, vì nó làm giảm đi nguồn mật tự nhiên và “hại lúa” (?). Chính quyền địa phương đã nghiêm túc xem xét vụ việc và thấy rằng không có cơ sở nào để cho rằng ong “công nghiệp” gây hại cho địa phương, trái lại dường như nhờ nó mà cây trái đơm hoa, kết quả nhiều hơn.

Về hiện tượng “ong vào thành phố”, cũng có ý kiến khác giải thích rằng, do môi trường sống ở đô thị ngày càng thân thiện với thiên nhiên, có nhiều hoa lá, nên ong mới vào sinh sống và tìm mật. “Mảng xanh” ở TP.Tân An đang ngày càng được mở rộng, trong khi diện tích rừng tràm ở ĐTM đang thu hẹp dần do người dân phá bỏ cây tràm chuyển sang trồng lúa. Liệu mai này ong mật có biến mất khỏi ĐTM và tràn ngập thành phố!.

Nguyễn Phấn Đấu

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang