• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tuy Phong (Bình Thuận): Kỹ thuật viên miệt đồng

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 09/10/2009
Ngày cập nhật: 12/10/2009

Ở Tuy Phong (Bình Thuận) bây giờ, bên cạnh việc cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp, các kỹ thuật gieo sạ, phun thuốc, bón phân vẫn phải cần đến bàn tay con người. Chính điều đó đã tạo ra một loại hình dịch vụ mà những người làm công việc này rất được coi trọng, được mệnh danh những “kỹ thuật viên miệt đồng”.

Đọc được cánh đồng

Phần lớn trong số họ chưa qua một trường lớp đào tạo chuyên ngành nông nghiệp, song bằng bề dày kinh nghiệm những năm tháng lội đồng… những sáng kiến của họ lại vô cùng thiết thực giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện địa phương. Sự "mát tay" đó đã làm cho cánh đồng, thửa ruộng nâng cao năng suất, vườn cây trái thêm xanh tươi trĩu qủa. Công việc kỹ thuật viên miệt đồng không chỉ trực tiếp gieo sạ giống, bón phân, phun thuốc, mà còn tư vấn cho “thân chủ” các vấn đề liên quan đến sản phẩm nông nghiệp. Tiền công của họ được tính theo dạng “công kỹ thuật”: Bơm thuốc 7.000 đồng/bình; rải phân 7.000 đồng/sào ruộng; gieo sạ 10.000 đồng/sào lúa. Một sào lúa từ khi gieo sạ đến kỳ thu hoạch phải phun thuốc, rải phân rất nhiều đợt, do đó kỹ thuật viên không mấy khi thiếu, hết việc. Anh Trần Xuân Phương ở thị trấn Liên Hương, người có nhiều năm trong nghề, cho biết: “Ngày nào tôi cũng túc trực ngoài đồng, ai cần thì có mặt ngay. Nghề này vất vả nhưng thu nhập khá, trung bình một ngày kiếm được 100.000 - 150.000 đồng”. Ông Nguyễn Thanh Quang, xã viên HTX nông nghiệp Long Điền cho biết: gần 1 ha ruộng của ông đều nhờ đến bàn tay của kỹ thuật viên miệt đồng chăm sóc từ khi gieo sạ đến kỳ thu hoạch. Trong mùa, ruộng của ông phát triển ra sao, khả năng được hay không được đều được kỹ thuật viên báo tin và tư vấn cụ thể. Đối với kỹ thuật viên thì trên một đơn vị diện tích cần sạ bao nhiều giống, bao nhiêu phân và thuốc bảo vệ thực vật… họ đều rành đến “6 câu vọng cổ”. Anh Trần Văn Thọ ở Liên Hương nói: “Công việc này đòi hỏi phải hiểu biết về khí hậu, thổ nhưỡng, cây trồng kết hợp với kỹ năng thực hành. Làm sao gieo trồng, chăm sóc cho đúng thời điểm thì cây trồng mới hấp thu, phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao”. Cũng theo anh Thọ, nghề này ngoài kiến thức cần có sức khỏe, bởi ngày nào cũng lặn lội trên ruộng để rải phân, phun thuốc. Vào vụ, trong một ngày có khi anh phải lội cả mẫu ruộng bùn để gieo sạ. Với đôi bàn tay thuần thục của các anh, những thửa ruộng lúa mọc đều tăm tắp, không phải tốn công sức cấy, dặm. Nhiều người cho rằng làm ruộng, rẫy bây giờ “sướng” hơn trước kia rất nhiều. Người có ruộng không nhất thiết là phải thuần thục trong các khâu sản xuất, bởi đã có người giúp sức. Công việc chính của chủ ruộng là kiểm tra, giám sát và thu hoạch mà thôi. Nhờ có lực lượng kỹ thuật này nên không chỉ người nông dân làm ruộng, làm rẫy mà cán bộ công chức, người kinh doanh... vẫn làm chủ ruộng, sản xuất nông nghiệp được.

Tuy Phong có đến 1.478 ha lúa và hàng trăm ha cây ăn quả, hoa màu. Nhiều chủ ruộng, chủ vườn giao hẳn cho khâu canh tác kỹ thuật viên. Sự hỗ trợ này càng làm cho quan hệ giữa chủ ruộng và kỹ thuật viên ngày càng gắn bó. Tuy là người làm thuê nhưng họ rất coi trọng chữ tín, xem thửa ruộng, mảnh vườn của thân chủ như chính của mình. Hàng ngày thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chu kỳ sinh trưởng của cây trồng cũng như kịp thời tư vấn cho thân chủ những vấn đề cần thiết. Chủ ruộng không còn phải mất nhiều thời gian thăm đồng, cần gì cứ alô cho kỹ thuật!

“Sinh nghề... tử nghiệp”

Sản xuất nông nghiệp ít nhiều cũng phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều kỹ thuật viên biết, với một số nhóm thuốc bảo vệ, nếu tiếp xúc nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, song vì cơm áo họ vẫn phải gắn bó công việc. Điều đáng nói, các phương tiện bảo hộ lao động, bảo vệ họ hiện còn quá thiếu và đơn giản. Cứ mũ nón, quần áo, tay chân bình thường mà... “xông trận”. Nhìn những đôi tay trần rải phân, mang bình phun thuốc hóa học... thấy lo. Anh Lê Quốc Thường, một người trên 10 năm trong nghề cho biết: Khi thực hiện công việc này, tôi cũng sử dụng găng tay, khẩu trang, mặc áo mưa đàng hoàng... nhưng vẫn không tránh khỏi nhiễm thuốc. Lúc trai trẻ còn sức khỏe dễ lướt qua nhưng về già sẽ không tránh khỏi đau yếu”. Thế mới biết nghề nào rồi cũng có sự gian nan, khổ cực, không ít rủi ro! Muốn hạn chế rủi ro chỉ còn cách tăng cường phòng bị!

Minh Chiến

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang