• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành nông nghiệp lo nước biển dâng

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 27/08/2009
Ngày cập nhật: 27/8/2009

Ngày 26-8, tại Hà Nội, Bộ NN - PTNT đã tổ chức hội thảo bàn về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và những kế hoạch, giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Đào Xuân Học khẳng định, biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ làm cho thiên tai ở nước ta ngày càng gia tăng về số lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng.

Theo tính toán, do ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng, có thể 2 triệu ha đất nông nghiệp trong tổng số hơn 4 triệu ha đất nông nghiệp hiện nay bị ngập trong nước, kéo theo hàng chục triệu người dân có thể bị mất nhà cửa, mất đất trồng trọt và như vậy, sản lượng lương thực sẽ sụt giảm, sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu an ninh lương thực mà chúng ta đã đặt ra.

Theo Thứ trưởng Đào Xuân Học, hiện nay lo lắng nhất là nước biển dâng sẽ làm cản trở, gây khó khăn cho các mục tiêu sản xuất nông nghiệp. “Theo tính toán, do nước ta có đường bờ biển dài và có hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và ĐBSCL nên khi mực nước biển dâng cao 0,2 - 0,6m sẽ có 100.000 - 200.000ha bị ngập. Trong trường hợp nước biển dâng thêm 1m thì ở đồng bằng sông Hồng sẽ có 0,3 - 0,5 triệu ha bị ngập, còn ở ĐBSCL cùng với hiện tượng lũ lớn sẽ có tới trên 90% diện tích bị ngập liên tục 4 - 5 tháng, ngược lại vào mùa khô thì khoảng 70% diện tích bị xâm mặn với nồng độ lớn.

Những tỉnh ở miền Nam sẽ bị ngập nặng nề nhất khi nước biển dâng 1m, như: Bến Tre (50,1%), Long An (49,4%), Trà Vinh (45,7%), Sóc Trăng (43,7%), TP Hồ Chí Minh (43%), Vĩnh Long (39,7%), Bạc Liêu (38,9%), Tiền Giang (32,7%), Kiên Giang (28,2%), Cần Thơ (24,7%)... Còn ở đồng bằng Bắc bộ, nơi hiện đang có 1,3 triệu ha, trong đó có 1,15 triệu ha đang được cả hệ thống đê bảo vệ, nhưng khi mực nước biển dâng, và vào mùa lũ thì hệ thống đê sẽ bị đe dọa nghiêm trọng do mực nước ở các sông sẽ dâng cao thêm 0,5 - 1m và bằng với cao trình đê hiện nay.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ không trở nên quá lo ngại một khi chúng ta chủ động ngay từ bây giờ các kế hoạch và kịch bản cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, để thích ứng với biến đổi khí hậu, chỉ riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện đã và đang có cả một “núi” công việc. Các mục tiêu cần phải làm là đảm bảo được an ninh lương thực bằng việc duy trì diện tích trồng lúa nước khoảng 3,8 triệu ha, đảm bảo an toàn và ổn định cho đời sống dân cư ở các khu vực chịu ảnh hưởng nặng của nước biển dâng như ĐBSCL thông qua dự án nghiên cứu tổng thể quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL trong điều kiện nước biển dâng, xây dựng các công trình chống lũ cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, ĐBSCL, các sông khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa và Đông Nam bộ, đặc biệt là việc tăng cường các dự án trồng rừng phòng hộ đê biển, ven biển.

Bộ NN - PTNT sẽ nghiên cứu, quy hoạch lại các vùng trồng cây lương thực, cây công nghiệp và vùng nuôi trồng thủy sản thích ứng với điều kiện nước biển dâng theo các kịch bản đặt ra.

Bên cạnh đó, Bộ NN - PTNT cũng đang khẩn trương đẩy mạnh các dự án xây dựng và bổ sung thêm cho chương trình nâng cấp toàn bộ hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Đồng thời sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thêm chương trình đầu tư xây dựng hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang trong điều kiện nước biển dâng, trước mỗi tuyến đê sẽ trồng rừng có chiều rộng 500 - 1.000m để chắn sóng, xây dựng các cống ngăn mặn.

Văn Phúc Hậu

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang