• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Trồng cam nuôi con đi du học

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 17/08/2009
Ngày cập nhật: 19/8/2009

Chỉ với 1,4 hécta trồng cam sành, hàng năm gia đình Nguyễn Văn Thanh ở ấp Tân Bình 1, xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) thu gần 200 triệu đồng. Nhờ khoản thu nhập ổn định này, anh có thể lo cho đứa con lớn đi du học tại Úc và một người con khác đang học đại học tại TP.Hồ Chí Minh.

Được biết cách đây hơn mười năm, sau chuyến tham quan một số vườn cây ăn trái ở miền Tây, anh Thanh đã mang về 100 gốc cam sành trồng thử nghiệm trên vườn nhà. Những năm đầu do chưa có kinh nghiệm, ai chỉ sao làm vậy nên vườn cam của anh phát triển èo uột, có nhiều sâu bệnh, nhất là bệnh vàng lá, thối rễ... Trăn trở trước vấn đề này, anh chẳng quản công sức, khăn gói đi đến nhiều mô hình trồng cam tại các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm, đồng thời tự tìm hiểu qua các sách báo và tài liệu về trồng, chăm sóc cây cam sành. Dần dần, anh Thanh cũng đã đúc kết được kinh nghiệm riêng cho mình và tự tin phát triển diện tích trồng cam sành từ 1 sào lên 1,4 hécta.

Anh Thanh nói: "Muốn trồng cam hiệu quả thì nên chọn vùng đất đen. Do loại đất đen vừa cho năng suất cao lại rất dễ ép ra trái nghịch mùa. Đối với chỗ đất thấp thì phải khai mương thoát nước. Nên lắp đặt hệ thống tưới phun sương, vì tưới theo kiểu này cây luôn có đủ độ ẩm để phát triển và hạn chế được sâu bệnh". Cũng theo anh Thanh, cây cam rất thích hợp với phân chuồng. Ngoài tính năng làm cho đất tơi xốp, loại phân này còn giúp cho cây trồng có năng suất được ổn định. Do vậy, anh Thanh đã xây dựng hầm biogas thật kiên cố để xử lý toàn bộ lượng phân thải từ 50 con heo thịt, sau đó lấy nước tưới cho cây cam. Có đủ phân, đủ nước, vườn cam của anh Thanh luôn xanh tốt, mùa nào cũng cho năng suất ổn định từ 60 - 70 tấn/hécta. Anh Thanh cho biết, diện tích đất này trước đây trồng tiêu, hàng năm cho thu nhập không tới 100 triệu đồng. Nhưng nay chuyển qua trồng cam thì thu nhập tăng cao và ổn định hơn.

Cũng như các nông dân trồng cam khác, anh Thanh rất sợ bệnh vàng lá, bệnh thối rễ do có tốc độ lây lan rất nhanh, thông qua trung gian là các con bọ xít chích từ cây này lây sang cây khác. Anh Thanh nói: "Nếu phát hiện trong vườn có cây bị vàng lá thì lập tức phải phun xịt thuốc ngay. Vài ngày sau nếu thấy không chuyển biến thì nên mạnh dạn chặt bỏ. Sau đó xử lý đất để trồng lại cây khác, không nên tiếc rẻ, giữ lại mà làm hỏng cả vườn cam".

Anh Nguyễn Văn Thanh là người đầu tiên trồng thành công vườn cam sành tại xã Lang Minh.

Hải Đình

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang