• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Nguồn tin: Bào Cà Mau, 05/07/2009
Ngày cập nhật: 6/7/2009

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là một trong những lễ hội dân gian lớn nhất của Cà Mau. Vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, vạn Lăng Ông Nam Hải Sông Đốc hình thành bắt nguồn từ sự tín ngưỡng thờ cá Ông Nam Hải của ngư dân vùng biển nơi đây.

Ngư dân quan niệm rằng, khi đánh bắt trên biển có chuyện không may xảy ra như: tàu bị phá nước, đắm chìm, hoạn nạn bất ngờ có "vị cá Ông" độ hộ. Lý giải vấn đề này có những ý kiến khác nhau. Song, đây là một trong những hiện tượng tâm linh, tín ngưỡng dân gian của hầu hết ngư dân vùng biển, không theo hệ thống đạo hoặc tôn giáo, không mang màu sắc chính trị.

"Bảo tàng sống" của nền văn hóa dân gian

Hằng năm, ngư dân đánh bắt hải sản trên biển dù có xa xôi mấy cũng hội tụ về lăng tổ chức thành một lễ hội cúng cá Ông (gọi là Lễ hội Nghinh Ông). Qua đó xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa ngư dân với nhau trong quá trình đương đầu với sóng to, gió lớn.

Những giá trị của lễ hội dân gian này mang đậm nét văn hóa của dân tộc nói chung và văn hóa đặc thù của ngư dân vùng biển nói riêng không chỉ có ở Sông Đốc mà hầu như nó trải dọc suốt chiều dài đất nước, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư về văn hóa vật chất cũng như về tinh thần.

Cũng như các lễ hội khác, Lễ hội Nghinh Ông cũng có những nghi thức khá trang nghiêm. Từ 14 giờ đến 17 giờ chiều ngày 15 tháng 2 âl là giờ nghinh Ông nghi lễ chính. Chánh chủ cùng ban trị sự sắp thành hai hàng tại chánh điện thỉnh lư hương "Đại tướng quân Nam Hải", rước lên Long Đình có 4 học trò lễ khiêng.

Đoàn lễ từ từ tiễn ra cổng lăng. Cả đoàn hành bộ đến bãi để xuống tàu ra biển. Đến bãi, chánh chủ rước lư hương lên thủy hành bộ đến bãi để xuống tàu ra biển.

Đến bãi, chánh chủ rước lư hương lên thủy lục (tức một chiếc tàu to nhất đậu sẵn) hai bên có hai tàu hộ vệ. Tất cả 3 tàu đều có trang trí cờ hoa. Ông chánh chủ làm lễ đọc bài "Nguyện Hương" xong bắt đầu rời bến tiến thẳng ra biển theo hướng Tây.

Tàu thủy lục đi đầu, đi khoảng 1 giờ đồng hồ thì tàu dừng lại để đọc bài "Nguyện Hương" (xin keo). Nếu xin keo được thì đọc bài "Nguyện Hương" để thỉnh Ông về.

Nếu xin keo chưa được thì cứ hướng Tây mà đi tiếp một đoạn nữa rồi dừng lại "Nguyện Hương" xin keo tiếp cho đến khi xin keo được mới "Nguyện Hương" thỉnh Ông về.

Thỉnh Ông về đến lăng, đặt bàn hương án trước cửa lăng để thỉnh Ông vào chánh điện an vị. Lúc này dân chúng bắt đầu vào cúng Ông và hiến tế lễ vật. Đến 22 giờ đêm rằm tháng 2 (âm lịch) cúng tiền vãn (cúng trước). 24 giờ đêm rằm tháng 2 (âm lịch) cúng chánh tế lễ.

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian liên tiếp diễn ra xung quanh khu vực lễ hội từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 2 (âm lịch) rất sôi động và lý thú.

Có thể nói Lễ hội Nghinh Ông như bảo tàng sống của nền văn hóa dân gian. Các làn điệu dân ca, các công cụ nghệ thuật từ nhạc cụ đến y phục, đến dụng cụ trang hoàng tế lễ... được huy động và tập hợp thành những hệ thống, bài bản để thực thi kịch bản lễ hội, tạo thành một lực hút mạnh mẽ, gây sự hấp dẫn khá lớn đối với khách du lịch thập phương.

Thấm đẫm văn hóa dân tộc

Toàn bộ những nghi thức lễ hội đều chủ yếu phản ánh mối quan hệ giữa cuộc sống của con người với tự nhiên mà cốt lõi là ở chỗ nhận thức về mặt tinh thần. Tinh thần đó đã trở thành truyền thống ăn sâu vào tâm linh của con người Việt Nam.

Đó chính là tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất trên biển, biết tạo cách tránh né, chống chọi và cải biến, tận dụng khai thác những tài nguyên trong thiên nhiên để xây dựng cuộc sống.

Tinh thần lạc quan, phấn khởi tạo cho mọi người những niềm tin vững chắc vào cuộc sống, vào tương lai, ra sức xây dựng và vun đắp cho nét đặc trưng văn hóa phi vật thể ở một vùng biển đặc thù, nơi tận cùng của cực Nam Tổ quốc này một khởi sắc.

Thông qua lễ hội sẽ nhắc nhở mọi người hãy giữ gìn, duy trì và phát huy khơi dậy những giá trị văn hóa vốn có của địa phương vùng biển mà trong tương lai không xa sẽ trở thành là một thị xã của tỉnh Cà Mau. Qua đó, góp phần xây dựng và vun đắp cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng đậm đà bản sắc dân tộc./.

DƯƠNG HOÀNG BÉ

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang