• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nữ ngư phủ

Nguồn tin: Tiền Phong, 27/06/2009
Ngày cập nhật: 29/6/2009

Sành bơi, nghiện thuốc lá, ghiền nhấp ngụm rượu đêm trên những cơn sóng, mang bầu gần sinh vẫn lênh đênh trên biển..., đó là vài nét phác họa những nữ ngư phủ ở vùng biển Duy Hải, Duy Nghĩa (Duy Xuyên - Quảng Nam).

Gà chưa gáy canh đầu đã thấy thấp thoáng bóng người xuống thuyền. Một người đàn bà vác lưới đi trước, vài người đàn bà đi sau, có khi thêm một đứa trẻ cũng con nhà nòi cắp thúng, mủng nối đuôi.

Cũng đầu giờ sáng, những thuyền đi từ hôm trước giờ trở về neo đậu vào bờ, với đầy ắp cá, cua, ghẹ, tiếng người mua kẻ bán chờ sẵn trên bến lao xao. Thao tác nghề nghiệp của những nữ ngư phủ nom rất gọn gàng, mạnh mẽ, chuyên nghiệp chẳng thua kém đàn ông.

Ở làng biển này, tuy không phải tất cả với chị em đi biển, nhưng một hình ảnh quen thuộc đã được mặc định với những nữ ngư phủ, đó là sành bơi, nghiện thuốc lá, ghiền nhấp ngụm rượu đêm trên những cơn sóng, đến cả mang bầu chỉ còn hơn nửa tháng nữa là sinh cũng vẫn lênh đênh chài lưới ... Cơn bão Chanchu hồi năm 2006 quét đi bao nhiêu đàn ông trai tráng của những làng biển này rồi...

Mang bầu đi biển

Xã Duy Hải điểm sơ qua có đến hơn 50 chị em biết lên thuyền cùng chồng kéo dây, giật lưới, khi cần thì kiêm cả việc nổ máy xuôi thuyền đuổi theo những luồng cá. Có thôn 10 phụ nữ thì có đến chín người biết đi biển. Hầu hết các chị quen dần và chịu được những cơn sóng của biển. Những nữ ngư phủ như chị Bông, chị Lĩnh, Mai, chị Tám Quỳnh, Năm Cậy, Chín Thiết… tên tuổi từ lâu trở nên quen thuộc.

Chị Nguyễn Thị Tám (53 tuổi ở thôn 4, Duy Nghĩa), người có thâm niên gần bốn mươi năm trong nghề, cho hay: “Đi làm cá, chẳng có ai nghĩ đàn bà hay đàn ông. Có thai ba tháng cũng đi. Như tui nè, hồi trước, bụng thè lè rồi mà vẫn còn đi biển. Không đi thì lấy ai làm. Lao động có khi còn dễ sinh...”.

Đàn ông đi tàu lớn, ra khơi xa mỗi chuyến có khi đến cả tháng trời mới về. Ở nhà, 3 - 4 chị cũng hùn nhau cùng nổ máy, lái tàu giăng câu. Hành trình theo đuôi con sóng của họ có khi tính bằng vài chục hải lý. Trên nắng dưới nước bốc lên, có người còn tróc vẩy cả mảng da. Lớp da này bóc ra, mọc lên ngay lớp da non khác.

“Nói vậy chứ nghề gì nó quen nghề nấy. Lâu riết thành quen, chẳng còn thấy đau rát…” - Chị Tám nói.

Chị Lê Thị Ba (26 tuổi, thôn 1 Duy Hải) có hai đứa con, đứa nhỏ chưa đầy ba tháng tuổi đã cùng chồng đi biển. Nói về những đứa con của mình, chị gọn: “Dạy con xa mẹ quen rồi”.

Vừa trở về sau chuyến đi dài ngày cùng chồng và con trai, mắt thâm quầng, tóc còn dính đầy vẩy cá, chị Tám tất bật chạy ù ra chợ mua thức ăn về làm bữa trưa cho cả nhà. Cha mẹ, con cái mấy ngày, có khi cả tuần mới được ngồi cùng bàn ăn. Đâu vào đó xong, chị tạt qua mua ít đồ đạc chuẩn bị chiều lại tiếp tục ra khơi.

Không đơn giản như đám đàn ông, phụ nữ đi biển sửa soạn đồ nghề cũng lắm nhiêu khê. Để ý mới thấy, ngoài món đồ cá nhân đến tháng, đến ngày cần phải có của đàn bà, hai cây thuốc lá cho mỗi chuyến đi là thứ không thể thiếu.

Thức trắng đêm trên biển cùng chồng canh mẻ lưới, “gạo hết có thể nhịn đói chứ hết thuốc là lo tìm ghe nào đó để xin liền. Có điếu thuốc mới tỉnh người và đỡ lạnh hơn” - Chị Lan cho biết.

Thành ra, những khi lênh đênh trên biển đêm lạnh lẽo, điếu thuốc rồi ngụm rượu với những nữ ngư phủ, lâu riết thành quen, nghiện lúc nào không hay.

Chẳng kém đàn ông

Sức yếu, đi biển các chị bị cảm lạnh là chuyện thường. Nhẹ thì cứ để tự nó sẽ lành, nặng thì ghé bến mua đỡ vài viên thuốc cảm uống cho... an tâm.

“Đó là bản thân mình, răng cũng được, thương nhất vẫn là bầy con” - Chị Ba tâm tư. Có những chị vướng con dại thì đi câu, chiều đi sớm mai về. Còn những chị đi lưới thì vô chừng, đi vài ba ngày, có khi phải ở lại cả tuần trên biển.

Chị Ba cho biết, một tháng các chị ở nhà được với con chừng 5 - 7 bữa, đó là những hôm trăng lên, biển vắng cá. Đi suốt, bỏ con ở nhà, đứa lớn chăm sóc đứa nhỏ, tự chăm bẵm em, lo nấu ăn, giặt giũ.

Chị Chín Thiết, kể, sinh con mới được hơn ba tháng, chị đã theo chồng ra biển có khi đến cả tuần mới về, về được một hôm rồi lại phải vội đi tiếp.

“Đi đến nỗi, thằng nhỏ theo chị chứ không theo mẹ. Mẹ về càng kêu nó càng... chạy, thấy cũng tủi lắm nhưng biết sao giờ. Khổ quá, ở nhà thì lấy gì nuôi con”.

Chị Nguyễn Thị Nhỏ (57 tuổi, ở thôn 4, Duy Nghĩa, Duy Xuyên) - với thâm niên đến 50 năm đi biển, được xem như là lão ngư của xã, kể do nhà không người, chị bất đắc dĩ theo cha ra khơi rồi trở thành lao động chính lúc nào không hay.

Muối biển đã thấm vào từng thớ thịt, giờ chị có thể biết được từng cơn gió, ra khơi không say, nhưng chỉ ở nhà mấy ngày không ngửi được mùi sóng là thấy “say say, mệt người liền”!

Không đơn giản như đám đàn ông, phụ nữ đi biển sửa soạn đồ nghề cũng lắm nhiêu khê. Để ý mới thấy, ngoài món đồ cá nhân đến tháng, đến ngày, hai cây thuốc lá cho mỗi chuyến đi là thứ không thể thiếu.

Chị Chín Thiết (Duy Hải, Duy Xuyên) cho biết: Sinh con mới được hơn ba tháng đã phải bỏ con ở nhà, theo chồng ra biển có khi đến cả tuần mới về, về được một hôm rồi lại phải vội đi tiếp. Đi đến nỗi, thằng nhỏ theo chị chứ không theo mẹ. Mẹ về càng kêu nó càng... chạy, thấy cũng tủi lắm nhưng biết sao giờ!.

Đỗ Lan

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang