• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mùa chim én... quay

Nguồn tin: Lao Động, 05/06/2009
Ngày cập nhật: 7/6/2009

"Khi gió đồng ngát hương, rợp trời chim én lượn...". Nhưng những cánh én nhỏ nhoi - sứ giả của mùa xuân - lại đang bị tận diệt không thương tiếc.

Tôi rùng mình nghĩ đến một ngày, gió đồng vẫn ngát hương, nhưng không còn rợp trời chim én như những ca từ đẹp đẽ trên...

Tận diệt

Chim én được coi là sứ giả của mùa xuân. Khi những tia nắng ấm xuất hiện cũng là lúc én ken đặc cả bầu trời, én chao liệng hồn nhiên, én nô đùa thỏa thích... Biển lúa đang thì con gái, ngả ngớn trong gió mai, ra vẻ đỏm dáng đón chào những chàng sứ giả. Khung cảnh yên bình, nên thơ ấy ai mà không nhớ, không yêu, nhất là những phút hướng về cố hương.

Ấy thế mà bây giờ, những sứ giả của mùa xuân đang bị bủa lưới, thậm chí sẽ bị tận diệt. Edward Mayer - Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn chim én thế giới - đã phải thốt lên: "Loài chim này sẽ tuyệt chủng trước năm 2028, nếu chúng ta không bảo vệ chúng". Nhưng, lời cảnh báo của Mayer biết có ai nghe thấu, khi mà hàng ngày, cơ man nào là chim én phải "chao" vào... quán nhậu.

Trên những cánh đồng ở Nghệ An, nơi tôi đã đi qua, từ Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Cửa Lò... đâu đâu cũng đầy bẫy én. Từ bẫy lưới, bẫy nhựa đến cả súng hơi... con người đã tìm đủ cách để bắt kỳ cùng loài én. Và, nơi nhiều én nhất, nhiều bẫy nhất là thị xã Cửa Lò - một đô thị du lịch biển.

Ai đã từng đến Cửa Lò vào dịp này, sát ngay đại lộ Nguyễn Sinh Cung thuộc xóm 4, xã Nghi Hương đều thấy hàng chục lều lán được dựng lên để bẫy én. "Trung tâm" bẫy én này không phải ai cũng vào được. Một mặt, lán trại được dựng giữa đầm lầy, bốn bề mêng mông nước. Mặt khác, những lời gầm gừ quát nạt từ trong các lán vọng ra mỗi khi có kẻ đến gần làm người ta chết khiếp.

Tôi -trong vai của một tay buôn én, nên mới tiếp cận được các thợ săn. Dẫu thế, họ cũng rất cảnh giác vì thấy mình lỉnh kỉnh máy móc. Và, tôi đã bị "giam" hẳn một ngày trong lều đánh én. Chủ lều không để tôi lộ diện, nếu không én sẽ không đậu lên các sào mồi.

Ông Hoàng Văn Phượng - 75 tuổi, ở xóm 4, chủ lán - cho biết, én về nhiều vào khoảng rằm tháng giêng cho hết tháng tư âm lịch. Sỡ dĩ vùng Cửa Lò quê ông nhiều én hơn là vì gần biển, hơi ấm từ nước biển sẽ gọi én về rất nhiều. "Én rất nhát. Chỉ cần thấy bóng người là nó bay mất. Vì thế mà phải dựng lán lên mới đánh được nhiều. Ở Cửa Lò không ai đánh lưới như ở Yên Thành, Diễn Châu, mà đánh bằng nhựa, năng suất hơn" - ông Phượng cho biết.

Ông giảng giải rành rọt "nghệ thuật" đánh én chẳng khác nào một chuyên gia về loài chim này. Đầu tiên là sắm én mồi. Én mồi được tạc bằng gỗ vông rồi dùng lông én gắn lên đấy, trông như én thật. Én gỗ được gắn lên các sào mồi để nhử én. Mỗi bãi én phải có dăm con én thật để dụ cả đàn én. Chừng nào thấy én chao lượn thì thợ săn lại dùng dây giật các sào mồi để mấy con én thật vẫy cánh. Đàn én thấy bạn gọi liền chao xuống. Thế là dính bẫy.

Còn về nhựa én, ông cho hay phải mua tận bên Hà Tĩnh, nhựa Nghệ An không tốt. Nhựa này được lấy từ vỏ cây nhợ. Sau khi giã nát, người ta chưng cất công phu lắm mới dính chặt như thế này. Mỗi kilôgram có giá 100.000 đồng và đánh được khoảng 1 tháng.

Ông Phượng ngừng nói vì một đàn én chao về. Mắt ông sáng rực, nét mặt thòm thèm rồi ông với tay nắm sợi dây giật liên hồi, mấy chú én mồi hoảng sợ vỗ cánh loạn xạ. Mươi con én ngây thơ đậu xuống sào. Chỉ vài phút thôi, chúng sẽ bị diệt. Ông Phượng mắt không rời sào mồi, tay trái thả dây, tay phải lẹ làng đưa chiếc sào dính nhựa ngang tầm én đậu. Từng chú, từng chú một kêu ré lên một tiếng yếu ớt rồi theo tay sào vào lồng. Tôi trân mắt nhìn những động tác của ông mà xót thương cho lũ én. Xong việc, ông lại tiếp tục câu chuyện đánh én.

Ông cho biết: "Cả khu đầm này có gần 30 lều đánh én. Khu đầm trên cũng có khoảng chừng này. Bên đây là lều ông Ba. Ông này hôm nào cũng đánh được nhiều vì có cả mấy đứa cháu đi cùng. Chúng nó mới tí xíu mà dính én "siêu" lắm. Bên này là lều ông Duệ. Nhà ông Duệ phải đến 3 đời làm nghề này. Ông Duệ có kiểu đánh khác nữa là cắm thẻ giữa đầm để "hốt" cả đàn. Làm thế được nhiều, nhưng dễ ốm lắm, ngâm mình dưới nước cả ngày...".

Vào quán nhậu

Trưa, ông Phượng về ăn cơm. Thằng cháu ông ra thay. Nó tên Tuấn, trông rất hiền lành, vừa canh lều vừa mang sách để học. Tôi tranh thủ khai thác thêm từ Tuấn một số thông tin của nghề này.

Nó thành thật: "Cháu không biết gì nhiều, ít khi đi đánh én lắm. Chỉ khi nào bác Phượng nhờ mới ra giúp. Mấy anh chị con bác ấy không cho bác đi đánh én nữa, nhưng bác không chịu. Vì thế mà bác ấy chỉ nhờ được cháu thôi, còn các anh chị thì đừng hòng".

Tôi hỏi Tuấn, én đánh được sẽ bán ở đâu? Tuấn hồn nhiên chỉ tay về phía chợ Nghi Hương: "Chiều đến họ ra mua hết ấy mà. Bao nhiêu cũng bán được. Nếu hôm nào thấy rẻ thì vào mấy quán nhậu mà bán. Quán bia Hoa Lan có bao nhiêu én là mua bấy nhiêu. Họ làm không hết lại bán cho mấy quán ở Vinh".

Tuấn cũng cho biết, én được xâu thành từng chục. Mỗi con có giá từ 1.500 - 2000 đồng. Làm thịt én sợ lắm, cháu không dám nhìn đâu. Tất cả én được bỏ vào một chiếc nồi to rồi bỏ lên bếp, vừa đun vừa lắc nồi. Én giãy giụa, kêu cheng chéc cho đến khi rụng hết lông mới thôi, sợ lắm.

Một đàn én nữa lại đến. Tuấn lại lặp lại công việc của ông Phượng. Nhưng nó không bắt được nhiều, cứ lóng ngóng để én bay gần hết. Tôi nhìn cậu bé vụng về gỡ én mà hình dung cảnh chiều nay chúng sẽ bị bỏ vào nồi rang trên lửa cho đến lúc rụng hết lông. Chú én bị đau, đập cánh liên hồi và the thé những tiếng rên rỉ yếu ớt.

Cháu thả con én này được không, tôi bảo thế. Tuấn đáp, én muốn bay thì phải có đà. Con này dính nhựa rồi có thả nó cũng chết. Như muốn tránh ánh mắt của tôi, Tuấn chỉ sang lều ông Duệ, chậm rãi nói: "Ông ấy đi cắm thẻ rồi đấy".

Ông Duệ mặc quần đùi, lưng đeo một ống thẻ đã tuốt nhựa y như ống cung tên của một thợ săn thú rừng. Ông vừa bì bõm nhảy trong nước, vừa nhanh nhảu cắm thẻ nhựa vào sào mồi. Tuấn bảo, từ nay cho đến khi ông ấy cắm xong, sẽ không có một con én nào lai vãng, nó nhát lắm. Đánh kiểu cắm thẻ như ông Duệ có hôm bắt được chừng dăm trăm con. Nhưng mùa này thì én ít lắm rồi. May lắm mỗi ngày chỉ được một trăm con thôi. Tôi hỏi về nguyên nhân, Tuấn không chắc lắm: "Có lẽ bẫy nhiều quá nên đã hết mất én".

Rảnh rỗi, Tuấn tranh thủ xâu én giúp bác Phượng. Những chú én cứ giãy giụa, the thé kêu trên tay Tuấn thật đáng thương...

Edward Mayer khẳng định: "Chim én là loài có lợi đối với con người vì chúng ăn các loài côn trùng bay - tác nhân gieo rắc nhiều bệnh đặc trưng tại các vùng nhiệt đới. Nếu én tuyệt chủng, sốt rét, sốt xuất huyết và nhiều bệnh khác sẽ hoành hành khắp toàn cầu".

Én là một trong những loài chim có khả năng bay lượn tốt nhất. Chúng hiếm khi đậu xuống và sử dụng phần lớn thời gian trong không trung để săn mồi và cặp đôi. Thậm chí én có thể ngủ khi đang bay. Én phân bố ở các vùng nhiệt đới và ôn đới. Mỗi năm, chúng bay qua hàng vạn kilômét để tránh đông. Tốc độ của chúng vào mùa xuân cao hơn mùa thu 2-6 lần.

Nguyên nhân của sự khác biệt này là do chim én háo hức trở về tổ vào mùa xuân, để tìm kiếm bạn tình và nơi trú ngụ tốt hơn. Một con én bay ít nhất 200.000km mỗi năm và trung bình 4,5 triệu kilômét trong suốt cuộc đời - tương đương 6 chuyến đi lên mặt trăng rồi quay lại, hoặc khoảng 100 vòng quanh trái đất.

Phạm Việt Thắng

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang