• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Đảo xanh” trên cát trắng

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 01/06/2009
Ngày cập nhật: 2/6/2009

Ai về miền cát Hải An (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) trong những ngày này đều dễ dàng nhận ra màu xanh miên man từ những trang trại hình thành trên cát, từ khu nuôi tôm ven biển rộng thênh thang...Nếu như trước đây, nạn “cát bay, cát chạy, cát nhảy” chính là nguyên nhân khiến làng mạc tiêu điều xơ xác, thì nay chính những trang trại kinh tế đang “bắt cát” phải mang đến sự trù phú cho vùng quê này.

Xanh thêm miền cát

Dẫn chúng tôi đi thăm cac trang trại mới được hình thành trên vùng cát bao la của xã, ông Nguyễn Đình Thả, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải An hồ hởi khoe: “Chú thấy đó, những trang trại này chỉ mới hình thành hơn một năm nay nhưng đã bước đầu cho thu nhâp rất khá.

Chưa bao giờ phong trào làm giàu ở xã Hải An phát triển mạnh như bây giờ. Hiện tại, xã Hải An đã có gần chục trang trại với sự tham gia của rất đông các hộ dân. Chúng tôi luôn và sẵn sàng hỗ trợ về vốn để khyến khích người dân mạnh dạn ra vùng cát lập nghiệp”.

Theo hướng chỉ tay của ông Thả, trang trại tổng hợp của nhóm hộ ông Phan Văn Toán hiện ra trước mắt với hệ thống chuồng trại nuôi lợn khang trang, xung quanh là hồ nuôi cá và những giàn bầu bí xanh mướt trĩu quả.

Vừa tranh thủ cho đàn lợn ăn, anh Phan Văn Toán cho biết: “Đầu năm 2008, tôi cùng với hai anh em trong thôn Tây Tân An bàn nhau ra vùng cát lập trang trại.

Ban đầu ai cũng lắc đầu quầy quậy, vợ con tôi cũng ngăn cản quyết liệt vì bỏ cả đống tiền nhưng lỡ thất bại thì chỉ có nước bán nhà trả nợ. Nhưng sau khi đi tham quan các mô hình kinh tế trên cát ở nhiều nơi thấy rất hiệu quả, thế là anh em tự tin đồng ý vê cùng nhau góp được 150 triệu đồng để xây dựng trang trại trên diện tích 2 ha ở vùng cát của thôn”.

Trang trại của nhóm hộ anh Toán được xây dựng ngay sát con đường đất đỏ kéo dài ra tận trảng cát cuối thôn. Trong khuôn viên trang trại của mình, anh Toán cho xây dựng một dãy chuồng nuôi lợn để thả nuôi hơn 100 con lợn thịt, rồi tiếp tục làm thêm 3 ô chuồng để nuôi 50 con gà mái đẻ và hàng trăm con vịt.

Tất cả khu trang trại được bao quanh bởi tường rào thép gai rất cẩn thận. “Trang trại phát triển khá tốt, vì vậy mà thời gian qua chúng tôi đã xuất bán được 3 lứa lợn (mỗi lứa xuất hơn 100 con lợn thịt), gà, cá, hoa màu... với tổng thu khoảng 120 triệu đồng.

Nếu tình hình thuận lợi như thế này thì khoảng một năm nữa là chúng tôi sẽ thu hồi vốn và có thu nhập”, anh Nguyễn Văn Lộc (cùng nhóm hộ anh Toán) vui vẻ góp chuyện.

Thấy hiệu quả bước đầu khả quan, nhóm hộ anh Toán tiếp tục thuê xe múc ao thả cá với diện tích 1.500 m2 để nuôi cá nước ngọt, đồng thời mở rộng trang trại trồng thêm các loại hoa màu, vừa để có thêm thu nhập vừa để cải tạo đất. Nhóm hộ anh Toán cũng đang chuẩn bị thả nuôi ếch trên khu hồ 500 m2 (khoảng 18 triệu đồng tiền giống).

“Mô hình trang trại của chúng tôi không bỏ thứ gì hết, thức ăn lợn thừa đã có lũ gà vịt ăn. Rồi phân lợn thì làm thức ăn cho cá, trồng cây. Sau dãy chuồng chúng tôi cho trồng bí đao, mướp ngọt và chuối.

Cách làm này vừa tiết kiệm, vừa góp phần cải tạo đất và cho bóng mát”, anh Toán cho biết. Từ mô hình trang trại trên cát làm ăn hiệu quả của nhóm hộ anh Toán đến nay trên địa bàn xã Hải An đang có thêm nhiều trang trại khác như trang trại của nhóm hộ anh Nguyễn Văn Đại ở thôn Đông Tân An; trang trại của nhóm hộ anh Nguyễn Văn Nại và trang trại của anh Mai Hùng ở thôn Tây Tân An chuyên nuôi cá lóc (10 bể), 2 hồ cá tự nhiên, lợn... Đây đều là những trang trại có quy mô lớn, tập trung, đầu tư quy củ theo hướng hiện đại nên hứa hẹn sẽ mang lại thành công.

Quyết “đổi đời” từ con tôm

Cách những khu trang trại không xa, khu nuôi tôm của người dân nơi đây cũng làm ăn rất sôi nổi. Những hồ nuôi tôm quy mô được trải bạt phẳng phiu nằm sát bờ biển nối tiếp nhau, rồi tiếng máy nổ và những bọt khí trắng xóa bắn tung trên mặt hồ làm cho không khí khu hồ nuôi trở nên sôi động.

"Hồi làm công nhân nuôi tôm, thấy người ta nuôi tôm rất có lãi trong khi mình cũng có đầy đủ điều kiện mà sao bỏ không. Quyết chí phải đổi đời, anh em bèn nghỉ làm công nhân về hùn vốn đào hồ nuôi tôm", anh Lê Trung Hiếu cho biết.

Đầu năm 2008, anh Hiếu cùng 5 người trong thôn Tây Tân An hùn vốn lại thuê xe múc 2 hồ nuôi tôm với tổng diện tích khoảng 6.500 m2 mặt nước, rồi lặn lội vào tận TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà) mua hơn một triệu con giống tôm thẻ chân trắng về thả nuôi.

Với những kinh nghiệm có được từ những ngày làm công nhân nuôi tôm nên anh có nhiều thuận lợi trong việc nuôi, chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh cho tôm. Bằng kinh nghiệm quý báu đó cộng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ khuyến nông nên ngay vụ tôm đầu tiên nhóm hộ anh đã thành công.

Sau thu hoạch, trừ mọi chi phí mỗi hộ còn lãi khoảng 40-50 triệu đồng. Đầu ra và giá cả tôm khá ổn định nên nhóm hộ anh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích hiện có lên gần 8.000 m2.

Vừa chèo thuyền cho tôm ăn, anh Lê Trung Hiếu phấn khởi cho biết: "Chúng tôi thu được 3 vụ rồi, vụ mới đây thu được hơn 10 tấn tôm, tính sơ sơ cũng lãi được hơn trăm triệu.

So với nghề biển thì nuôi tôm có lãi hơn rất nhiều!". Bên cạnh hồ nuôi của anh Hiếu, 2 hồ nuôi có diện tích 6.000 m2 của nhóm hộ anh Lê Xuân Thành được đầu tư hơn hai trăm triệu đồng cũng đang hút nước vào để chuẩn bị thả tôm.

Anh Thành cho biết: "Đợt này tôi dự tính thả 40 vạn con giống tôm thẻ chân trắng. Về bệnh tật thì tôi không phải lo lắng nhiều, vì trước khi nuôi tôi đã có học lớp tập huấn về chăm sóc và nuôi tôm. Nếu đầu ra thuận lợi, giá cả ổn định thì chỉ vài vụ là thu hồi vốn và có lãi". Ngoài nuôi tôm, anh Thành còn là chủ một trang trại trên cát với diện tích gần 2 ha, trong đó anh đào hai hồ nuôi cá rô đơn tính, làm chuồng nuôi gà cũng như trồng các loại hoa màu... với tổng chi phí đầu tư ban đầu khoảng 140 triệu đồng.

“Cũng nhờ những trang trại và con tôm mà quê mình hiện nay nhiều gia đình đã thực sự thoát nghèo và vươn lên khá giả, con cái được cho ăn học đến nơi đến chốn. Để có được những mô hình đó là cả một quá trình biến chuyển lớn trong tư duy làm kinh tế của người dân vùng biển”. Đó là tâm sự của anh Hiếu khi chia tay chúng tôi.

LÊ ĐỨC VIỆT

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang