• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tỉ phú “chân đất”

Nguồn tin: Báo Bình Dương, 22/05/2009
Ngày cập nhật: 2/6/2009

Là địa bàn giáp ranh với TP.HCM, diện tích đất chủ yếu dành cho các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư... nhưng xã Vĩnh Phú (Thuận An) lại có lắm tỉ phú làm nông, nổi bật với nhiều mô hình hiệu quả.

Họ không phải là Năm Tấn hay Mười Trí, những nghệ nhân từng nổi tiếng trong và ngoài tỉnh với cây mai, mà họ là những nông dân thực thụ, quanh năm tay lấm chân bùn. Họ dám đối đầu với thất bại, biết cần cù, chịu khó và rồi thành công đã đến với họ như hôm nay.

“Đại gia” cá tai tượng

Vượt qua cây cầu sắt kênh Vĩnh Bình, chúng tôi đã đặt chân đến ấp Phú Lợi (Vĩnh Phú), một vùng đất phẳng lì quanh năm xanh mượt cây trái. Một hình ảnh khác khá ấn tượng đập vào mắt chúng tôi khi đến đây, đó là có lắm căn biệt thự rất đẹp nằm ven dòng kênh Vĩnh Bình thơ mộng. Nhìn những căn biệt thự ở đây, có không ít du khách gần xa chặc lưỡi bảo với nhau: “Chắc là nhà của các thương gia”. Tôi cũng từng nghĩ thế. Nhưng không, qua tìm hiểu, tôi mới biết đó là những nhà của nông dân, những nông dân thực thụ.

Chẳng hạn như căn biệt thự của anh Nguyễn Văn Mười vừa mới cất với trị giá khoảng 3 tỷ đồng đã làm không ít người “ngoài cuộc” phải bàn tán xôn xao. Anh Mười năm nay mới 38 tuổi, còn rất trẻ, chỉ mới lập gia đình 10 năm nay. Ngày nào người ta cũng nhìn thấy anh sáng sáng ra cho cá ăn, sau đó xách xe đi uống cà phê ngồi tán dóc với bạn bè, nằm xem phim. Vì thế, khi nhìn thấy anh cất căn biệt thự to đùng, người thì bảo “chắc thằng Mười nó trúng số”. Người khác lại nói “coi vậy chứ nhà nó có của ăn của để từ trước”. Trò chuyện cùng tôi, thỉnh thoảng anh Mười lại nhắc vài ba câu chuyện cũ đã qua rồi tủm tỉm cười, làm tôi cũng vui lây. Tất cả đều do một bàn tay anh tự tạo, một nông dân có trình độ chưa qua khỏi cấp một nhưng rất am hiểu chuyện làm nông.

Anh Mười kể rằng ngày trước gia đình cũng ấm no, nhưng anh lại rất lười học. Và khi học hết lớp 4 anh đã đầu hàng chịu thua. Lớn lên, anh gắn bó với công việc đồng áng, trồng đủ thứ hoa màu, nhưng cuộc sống vẫn cứ bấp bênh, thiếu trước hụt sau. 10 năm trước, khi ấy anh thấy trong xã có một vài hộ nuôi cá tai tượng có thu nhập khá cao, anh chợt nghĩ: “Người ta làm được sao mình không làm. Mảnh vườn mình lại nằm gần kênh, vậy là quá thuận tiện cho việc nuôi cá”. Nghĩ là làm, anh bắt tay ngay. Ngày nào cũng tự mình hì hà hì hục đào một cái ao gần nhà chỉ có diện tích chừng hơn 100m2. Mẹ anh lại cằn nhằn: “Công việc không lo làm. Mày đào lên vậy rồi lấy đất đâu mà lấp. Tao nghe nói con cá ấy khó nuôi lắm, chết lên chết xuống, không được đâu”. Chửi thì anh cười, nhưng ao vẫn quyết đào cho xong. Theo chỉ dẫn của người đi trước, anh cẩn thận tạo ao có nước ra, nước vào, dùng phân heo khử phèn đâu đó rất cẩn thận rồi mới thả cá. Kể đến đây, anh cười khà: “Đơn giản thôi, nhưng để thành công cũng chua lắm”.

Chuyện là sau khi thả cá, ngoài thức ăn chính là cám, anh còn mua thêm rau xanh cho ăn khá nhiều nên cá rất nhanh lớn, chỉ chưa đầy 3 tháng cá của anh đã đạt gần nửa ký. Anh mừng thầm chắc vụ đầu tiên này trúng đậm. Tuy nhiên, sau đó không lâu, bỗng dưng đàn cá 3.000 con của anh ngoi lên mặt nước rồi chết dần, mỗi buổi sáng vớt 40 - 50 con, trông mà xót dạ. Mẹ anh lại giục: “Tao nói mà mày không nghe. Thôi bán đổ bán tháo đi may ra còn vớt vát chút đỉnh”. Anh không cam lòng, chạy xe khắp đó đây tìm hiểu nguyên nhân thì biết cá mắc bệnh xuất huyết men, tuột nhớt. Nguyên nhân là do nguồn nước ô nhiễm bởi lượng rau xanh thả xuống ao quá nhiều. Có không ít người trong xã chỉ cho anh cách trị bệnh nhưng cá vẫn tiếp tục chết. Trong lúc anh đang bối rối thì gặp “cứu tinh”, đó chính là người cung cấp rau cho anh, vì anh ta trước đây cũng từng nuôi cá tai tượng. Anh Mười bật mí: “Theo chỉ dẫn, tôi mua thuốc Amphuram về rải xuống mặt nước, trộn với thức ăn, mỗi ngày cho cá ăn một lần, nhưng cá vẫn chết, khiến tôi mất ăn mất ngủ. Tôi thầm nghĩ, cá nó cũng như người, khi bệnh đã nặng thì phải tăng hàm lượng thuốc, quyết liều. Vậy là hôm sau tôi tăng hàm lượng thuốc lên gấp đôi, cho ăn ngày 2 lần, không ngờ chỉ 2 hôm sau đàn cá đã trở lại khỏe mạnh, vụ ấy tôi thu về không dưới 20 triệu đồng”.

Vậy đó, từ những kiến thức lượm lặt, từ những kinh nghiệm đúc kết, anh đã bảo vệ đàn cá một cách thành công. Từ một ao nay đã biến thành 5 ao, tổng diện tích mặt nước trên 2.500m2, mỗi năm sau khi đã trừ mọi chi phí anh thu về khoảng 300 triệu đồng. Anh biết cách chăm sóc cá lớn rất đều nên bán được giá. Hơn nữa, cá của anh luôn có chất lượng nên được nhiều nhà hàng đặt mua. Khi tôi hỏi vì sao anh có kinh nghiệm, lại có đầu ra ổn định, thu nhập cao mà không tăng thêm diện tích ao hồ. Anh phán một câu chắc nịch: “Dẫu biết là vậy nhưng làm cái gì cũng không nên làm quá sức, nếu đầu tư dàn trải mà không chăm sóc kỹ thì hỏng ngay”.

Làm giàu trên đất hoang

Nhờ gắn bó với công việc làm nông, bây giờ anh Nguyễn Văn Thành cũng nhà cao cửa rộng như bao người khác. Không biết một chữ bẻ đôi, nhưng khi nói chuyện chăm sóc cây trái, anh nói vanh vách như một kỹ sư nông nghiệp. Càng ấn tượng hơn khi mà bao năm qua anh kiếm ra bạc triệu trên đất bỏ hoang của người khác.

Ngồi bên những luống hoa màu trĩu quả, anh Thành kể về mình một cách chất phác, thật thà. Anh bảo, mình không có trình độ, nên từ nhỏ đã gắn bó với ruộng đồng. Anh thuộc nằm lòng từng con sâu, từng thứ bệnh. Khi mà diện tích đất nông nghiệp trong ấp ngày càng bị thu hẹp để nhường cho sự phát triển đô thị, không ít lần anh thầm nghĩ “không biết rồi đây mình sẽ làm gì”. Người có trình độ thì chuyển nghề, lớp trẻ thì vào nhà máy, xí nghiệp, thế là có không ít mảnh vườn nhỏ, khu quy hoạch để cỏ mọc. Anh lân la hỏi thăm xin canh tác cho sạch cỏ đỏ đất, thấy vậy ai cũng thích, gật đầu. Có đất, anh trồng đủ loại hoa màu từ mướp, bầu, bí, môn... Kinh nghiệm của anh là trồng nhiều loại cây sẽ đỡ thất bại, tránh được việc thừa hàng, ế chợ. Nhưng bên cạnh đó anh còn chọn cho mình một hướng đi riêng. Qua tìm hiểu, anh thấy cây gì, củ gì mà bà con đua nhau trồng thì anh lại trồng rất ít, chọn những cây mà không ai quan tâm trồng số nhiều. Cách làm này giúp anh liên tục trúng đậm. Chỉ một vụ khoai môn năm 2008, sau khi trừ chi phí anh đã lãi trên 200 triệu đồng.

Anh thường tham gia học tập các lớp khuyến nông, nghe đâu có mô hình mới anh cũng tìm đến xem, nghiên cứu rồi rút ra bài học. Anh nói: “Tôi đi nhiều, học hỏi nhiều. Qua mỗi mô hình, tôi tìm cái hay để áp dụng, rồi tiếp tục suy nghĩ thêm làm sao cho đạt hiệu quả hơn. Cái gì không hay thì gạt sang một bên”. Chẳng hạn như các cây mướp, bầu, bí... mỗi năm có thể thu hoạch đến 4 vụ, anh có chiến lược đầu tư lâu dài. Trên diện tích đất 100m2, anh dám bỏ ra đầu tư gần 10 triệu đồng xây dựng khung lưới, cộc bê tông. Hai vụ bầu, bí của năm đầu tiên là anh đã lấy lại được vốn, 3 vụ sau đó coi như lãi lớn. Cũng với cách tính này, cách đây chừng 5 năm, anh mạnh dạn bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua máy cày, áp dụng đưa thuốc diệt mầm cỏ vào trồng trọt và đã tiết kiệm được nhiều công sức, tiền bạc. Chỉ với 2 công lao động thường xuyên, mỗi năm anh canh tác trồng trọt trên diện tích gần 4 ha đất với đủ loại hoa màu, kiếm ra hàng trăm triệu đồng, nuôi con vào đại học.

Cần cù, chịu khó, không ít nông dân ở Vĩnh Phú đã trở thành tỉ phú. Nhìn những mảnh vườn xanh ngát của anh Thành, tôi chợt nhớ đến những lần đi công tác ở Phú Giáo, Dầu Tiếng... Nhìn thấy không ít cánh đồng ở đây bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm mà thấy tiếc.

Anh Mười khuyên người nuôi cá tai tượng nên chú ý đến nguồn nước, khi thủy triều dâng cao mới xả vào hồ, bởi lúc này nguồn nước đỡ ô nhiễm. Khi cá còn nhỏ không nên cho ăn quá nhiều cá dễ sinh bệnh, chỉ cho ăn cầm chừng để cá thích ứng với môi trường. Cho cá ăn thêm rau xanh để tăng sức đề kháng, ngon thịt... Và nếu có điều kiện thì nên mua cá giống tận gốc (Cai Lậy, Tiền Giang), chọn được giống tốt thì đàn cá sẽ giảm bệnh tật.

QUANG TÁM - ĐÌNH HẬU

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang