• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ồ ạt chuột chạy qua biên giới

Nguồn tin: Tiền Phong, 22/05/2009
Ngày cập nhật: 22/5/2009

Chuột từ Campuchia đang chạy qua biên giới, vào ĐBSCL, đến các nhà hàng ở TPHCM, Vũng Tàu…, mỗi ngày hàng chục tấn.

Mùa gặt, mùa chuột

Ở tỉnh An Giang, dọc tuyến biên giới với Campuchia, chuột đồng được săn bắt từ những vùng lúa Campuchia chở về bày bán la liệt. Anh Mai Anh Phụng, người chuyên thu mua chuột tại ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình (An Phú, An Giang), cho biết:

“Chuột đồng có hai loại ăn ngon là chuột cơm và chuột cống nhum. Chuột cơm loại to chừng 7-10 con/kg và loại nhỏ (chuột lứa) 12 - 15 con/kg, khác hẳn với loại chuột cống lang ở trong nhà hay chuột cống đô thị. Chuột cống nhum to bằng bắp tay, con lớn hơn kilôgam, thịt thơm như chuột cơm. Chuột cơm sinh sản rất nhanh và được nhiều người chuộng ăn hơn vì giá rẻ hơn so với chuột cống nhum”.

Bây giờ tháng Năm, anh Phụng nói là mùa chuột đồng, được đưa từ Campuchia qua bán. Thông thường vào thời điểm này dân Campuchia thu hoạch lúa, lượng chuột xuất hiện ở mật độ cao nên họ đổ xô đi săn chuột như một kế sinh nhai. Mỗi ngày, có hàng trăm người từ Campuchia chở chuột đem qua biên giới bán, mỗi người từ vài trăm đến cả ngàn con chuột.

Tại chợ cửa khẩu Khánh Bình có gần 20 cơ sở lớn nhỏ chuyên thu mua chuột. Chợ chuột ở cửa khẩu nhộn nhịp nhất từ hai đến bốn giờ chiều. Có cơ sở mỗi ngày thu mua 4-5 tấn chuột từ Campuchia. Một số người còn thu mua cả rắn, rùa, baba, tắc kè, bò cạp… Giá một kg chuột từ 35.000 - 50.000 đồng, vào mùa khác giá có tăng thêm 5.000 -8.000 đồng/kg.

Anh Chau Thep ở xã Bàmbabul, huyện Cỏthum, tỉnh Cầnđal (Campuhia) cho biết: “Bên chúng tôi người dân đi bắt chuột đông lắm, vì mùa này là mùa lúa chín chuột nhiều, có nhà cả gia đình con cái đi bắt chuột đem qua đây bán. Một kg chuột bằng mấy kg lúa, nên nhiều người bắt chuột bán kiếm sống. Bắt chuột đã trở thành một nghề kiếm sống ở Campuchia, chủ yếu bán qua Việt Nam”.

Trong khi đó tại ấp Bình Chiến, xã Bình Long (Châu Phú, An Giang) đã hình thành một làng kinh doanh chuột, gọi là làng chuột Phù Dật, nằm bên dòng kinh Phù Dật. Làng có gần 700 hộ dân thì có tới 300 hộ sống bằng nghề săn bắt, mua bán, làm thịt chuột. Chính quyền và các tổ chức xã hội cho gần 100 hộ vay vốn xóa đói giảm nghèo để phát triển nghề kinh doanh chuột.

Bom dịch bệnh nổ chậm

Ông Trần Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Long Bình (An Phú, An Giang), nói: “Chúng tôi cũng đang lo, khi chuột từ Campuchia đem qua đây bán với số lượng lớn, không ít trường hợp người bán làm sổng chuồng chuột chạy tràn ra, nguy cơ phá hại mùa màng là rất lớn. Đây lại là động vật sinh sản nhanh”.

Ông Nguyễn Văn Thao, Trưởng phòng NN-PTNT Huyện An Phú, cho biết: “Hiện nay, mỗi ngày có hàng chục tấn chuột từ bên nước bạn đem qua huyện chúng tôi bán. Đại lý sau khi thu mua phân phối đi các chợ, nhà hàng vùng ĐBSCL, TPHCM, Vũng Tàu…

Với cái đà thả cửa tự do cho dân đem chuột từ nước ngoài vào tiêu thụ vào địa bàn An Giang nói riêng và các tỉnh khác nói chung, rất có thể xảy ra nguy cơ bùng phát nạn dịch chuột phá hại mùa màng. Trước tình hình trên chúng tôi cũng đã đề nghị với UBND huyện cần phải có chính sách kiểm tra gắt gao, chỉ cho phép buôn bán qua biên giới thịt chuột đã làm sẵn”.

Một người được mệnh danh vua chuột là anh Duy Khánh với hơn 20 năm trong nghề. Anh Khánh có đường dây săn bắt chuột từ Công Pông Chàm của Campuchia. Mỗi ngày có khoảng năm tấn chuột từ khắp các ngả đổ về làng Phù Dật. Từ đây chuột được phân loại: chuột đẹp xuất đi các chợ đầu mối, nhà hàng vùng ĐBSCL và đông Nam Bộ, hàng dạt bán cho các chợ, nhà hàng ở địa phương.

Tuy nhiên, những lo ngại hay dùng các biện pháp ngăn chặn (nếu có) của chính quyền địa phương vùng biên vẫn chỉ là lo sợ chuột phá hoại mùa màng. Trong khi vấn đề lớn hơn còn là sự tiềm ẩn về truyền bệnh, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuột được buôn bán vô tư khắp các ngả đường, khắp chợ, chạy vào cả các nhà hàng sang trọng. Việc giết mổ, bảo quản không theo một qui trình nào cả.

Các cơ quan chức năng ở biên giới cũng như trong nội địa nước ta đã có khả năng kiểm dịch tất cả các loại gia súc, gia cầm, kể cả con ong. Tuy nhiên, hiện chưa thấy cơ quan chức năng nhòm ngó gì đến cu tý. Dân gian từ nghìn đời thì đã biết con vật này thường mang nhiều mầm bệnh dịch hạch lây truyền nguy hiểm, không thể coi thường.

Năm 2005, Bộ Y tế Indonesia từng khuyến cáo chuột có thể là con vật trung gian truyền bệnh cúm gia cầm. Nhiều nước trên thế giới đang tăng cường kiểm soát gắt gao việc buôn bán chuột qua biên giới nhằm ngăn ngừa dịch bệnh.

PV Tiền Phong đặt vấn đề với một cán bộ ngành chức năng tỉnh An Giang về mối lo ngại này, thì được trả lời: “Chuột không nằm trong danh mục kiểm dịch, hơn nữa chúng được mua bán qua đường tiểu ngạch làm sao kiểm soát được”.

Hồng Lĩnh

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang