• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Du lịch nông nghiệp – một hướng đi hiệu quả

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 21/03/2009
Ngày cập nhật: 23/3/2009

Nhu cầu vui chơi giải trí của người dân ngày càng đa dạng, giao lưu quốc tế mở rộng; các khu vui chơi hiện hữu trong nội thị bị quá tải, khó đáp ứng đủ các yêu cầu giải trí và xu thế hưởng thụ mới, trở về với thiên nhiên; số lượng du khách đến với TPHCM ngày một nhiều; lợi nhuận mang lại từ hoạt động du lịch rất lớn; du khách đến TP với các sở thích khác nhau cần được thỏa mãn, trong đó có nhiều người mê thích loại hình du lịch dã ngoại ở vùng quê..., chính vì vậy, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, bao gồm du lịch sinh thái nông nghiệp là vô cùng cần thiết.

TPHCM có nhiều tiềm năng du lịch từ các vùng sinh thái ở ngoại vi TPHCM như: vùng cây trái ven sông Sài Gòn - Đồng Nai, vùng sông nước Cần Giờ - Nhà Bè - Nam Bình Chánh, vùng cù lao Long Phước (quận 9), vùng cây trái Bình Mỹ - Bình Nhâm - Nhị Bình dọc sông Sài Gòn từ huyện Củ Chi xuống Hóc Môn, vùng Chợ Đệm, khu vực Láng Le – Bàu Cò (Bình Chánh)…

Loại hình du lịch nông nghiệp đã có trên thế giới từ thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước, từ châu Âu lan ra nhiều nước. Du khách khi tham gia vào du lịch nông nghiệp là muốn được thụ hưởng các tiện nghi về cơ sở vật chất hài hòa trong khung cảnh sinh thái miền quê êm đềm để có dịp thưởng thức những hình ảnh thôn dã, nghe câu hò ý nhị, bài ca vọng cổ trầm buồn trong đêm trăng thanh tịch, hưởng một giấc ngủ ngon lành, nghe tiếng gà gáy vang lừng báo thức bình minh.

Có du khách lại muốn tham gia làm một số việc với nông dân như: thu hoạch trái cây, cày ruộng, cấy lúa, cắt lúa, đập lúa, câu cá, tát đồng, quăng chài bắt cá… và thưởng thức những đặc sản riêng của địa phương.

Quả là thú vị, khi chính tay du khách trực tiếp làm ra những món ngon để cùng người nhà thưởng thức trên chiếc chiếu đệm, trên những bàn tre ghế gỗ hoặc trên những căn chòi thủy tạ ven sông suối, được nhâm nhi vài ly rượu đế mới nấu do chủ nhà làm ra, ăn con gà xé phay nướng đất sét, con cá lóc nướng trui.

Cũng có du khách muốn tham gia vào các hoạt động xã hội từ thiện ở địa phương nơi họ đến, trồng những cây xanh lưu niệm trong những khu vực lịch sử truyền thống, chùa chiền; sẵn sàng tham dự các lớp tốc hành dễ hiểu, dễ nhớ về kỹ thuật sinh vật cảnh, chăm sóc cây kiểng, tạo dáng cây nghệ thuật, làm diều, cách thức nấu một số món ăn ngon… Nếu nơi nào đáp ứng được nhiều nhu cầu như trên thì nơi đó sẽ thu hút được du khách.

Tại TPHCM và các tỉnh, nhiều nông dân mạnh dạn tự phát tổ chức một vài loại hình du lịch cây nhà lá vườn để đáp ứng phần nào yêu cầu du khách và bán sản phẩm. Trong số nông dân thành công trong cách làm đó, phải kể đến ông Huỳnh Đức Huệ (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) nơi được coi là quê hương của vùng bưởi Tân Triều, với nhiều loại bưởi ngon, nhưng người dân ở đây phần lớn đều nghèo.

Với quyết tâm làm du lịch để có điều kiện tốt hơn cho việc giới thiệu và mua bán sản phẩm của địa phương, sau 5 năm nỗ lực ông đã xây dựng được thương hiệu khu du lịch sinh thái mang tên Làng bưởi Tân Triều thu hút được nhiều du khách.

Điểm du lịch sinh thái vườn ông Ba Tài (phường Long Phước, quận 9) đã tổ chức hoạt động vớt cá dưới ao để nướng trui, kể chuyện xưa tích cũ, dùng ghe đưa khách tham quan, đầu tư sửa sang lại đường sá, lên lại đất vườn cho khang trang, tân trang lại các chiếc ghe để đưa đón du khách đến tham quan vườn mình, qua đó có điều kiện để buôn bán cây trái, con tôm, con cá.

Điểm du lịch của ông Hà Văn Thiềm (ấp Bốn Phú, xã Trung An, huyện Củ Chi) với hơn 1ha trồng chôm chôm, mít tố nữ, sầu riêng, mãng cầu… Ông đã tiến hành làm thêm một số cây cầu tre, cầu khỉ gập ghềnh, mua tre trúc về làm chiếc ghe nan cắm trên sông, dựng quán nước bằng tre lá, nhờ đó mà gia đình ông không còn cảnh phải chạy chợ buôn bán trái cây vì nay đã có du khách đến chơi và việc buôn bán cũng thuận lợi hơn. Ở mô hình du lịch vườn nhà ông Trần Đại Lượng (ấp 4, Bình Mỹ, Củ Chi), du khách sẽ được tham quan khu du lịch sinh thái, lênh đênh trên sông nước thăm làng gốm sứ Thuận An (Bình Dương), đi thăm các nhà vườn với nhiều loại hình sản xuất nông nghiệp, được thưởng thức ẩm thực nhà vườn với nhiều món khoái khẩu. Ngoài ra, du khách còn được xem các chương trình văn nghệ, được tắm sông, lướt ván, đi ca nô, ngồi xe thổ mộ tham quan làng quê, thăm lễ hội Kỳ yên, xem hát bội, múa cung đình. Hoặc điểm du lịch của chị Lê Thị Ngờ (ấp An Hòa, Trung An, Củ Chi), mảnh vườn gần 1 ha nhưng mỗi năm đón gần 2.000 du khách; vườn của chị Cao Thị Lan (Phước Long, quận 9), vườn của chị Nguyễn Thị Thanh (Long Thạnh Mỹ, quận 9), của ông Trần Công Danh (Trường Thạnh, quận 9), của ông Nguyễn Ngọc Ái (Trường Thọ, Thủ Đức), của ông Nguyễn Văn Ký (Long Thạnh Mỹ, quận 9)… Tổng cộng có hơn 54 nhà vườn được công nhận là vườn sinh thái đẹp mà ban tổ chức hội thi vườn sinh thái đẹp TP công bố năm 2008.

Khi làm du lịch nông nghiệp xin nhớ một điều là việc thành công không chỉ là yếu tố giá cả cạnh tranh, mà điều quan trọng là phải biết tìm ra nhiều loại hình vui chơi thật sự thu hút được sự quan tâm của du khách. Phải nỗ lực hơn hẳn nơi khác về phong cảnh, về phong cách, về giá cả, về thái độ đón tiếp thân thiện, phục vụ nhiệt tình, văn minh lịch sự, làm sao cho du khách có tâm trạng lưu luyến, lúc nào cũng muốn quay lại điểm du lịch của mình

ĐẶNG VĂN THÀNH (Phó ban Ban chỉ đạo Nông nghiệp nông thôn TPHCM)

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang