• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rau an toàn vẫn khó mua

Nguồn tin: Tiền Phong, 16/01/2009
Ngày cập nhật: 16/1/2009

Hiện nay, rau an toàn (RAT) bán tại các siêu thị giá nhỉnh hơn rau ngoài chợ từ 1.000 đồng – 2.000 đồng, nhưng các nhà trồng RAT cho biết nếu làm RAT thực sự, đảm bảo tiêu chuẩn, giá phải cao hơn nhiều lần.

Tìm đến một doanh nghiệp sản xuất RAT đảm bảo chất lượng theo giới thiệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, chúng tôi được ông Lê Năng Công, Giám đốc Cty Rau An toàn Hà An cho biết, ngoài việc tuân thủ quy trình kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, rau an toàn đúng nghĩa tuyệt đối không được dùng các loại chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ cỏ. Thay vào đó, công nhân sẽ làm cỏ thủ công đồng thời chấp nhận thiệt hại về sâu bệnh là tương đối lớn. “Cây lớn tự nhiên phải đủ thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng. Nếu dùng thuốc kích thích, cây lớn nhanh nhưng hàm lượng dinh dưỡng không tăng, chất lượng sẽ kém hơn. Việc sử dụng thuốc diệt cỏ không cẩn thận cũng có thể làm sinh ra tạp chất dioxin. Hiện nay người ta đã loại bỏ được chất này nhưng không hoàn toàn và đặc biệt khó phân hủy” - Ông Công cho biết. Cũng theo ông Công, để sản xuất 1kg cải xanh, doanh nghiệp phải chi khoảng 10.000 đồng. Trong khi đó, rau dán mác an toàn bán trên thị trường chỉ 2.000 đồng. Cải xanh một bó 400 gram giá 4.000 đồng thì RAT ở ngoài cũng với trọng lượng đó chỉ khoảng 2.000 đồng. Có thời điểm, RAT của doanh nghiệp bán ra giá đắt hơn thị trường gấp 10 lần. Thế là ế! “100 người quan tâm đến RAT thì chỉ 10 người mua và một đến hai người trong số đó mua bền bỉ” - Ông Công than thở.

RAT hiện nay là rau gì?

Nói như vậy không có nghĩa rau dán mác an toàn tại các siêu thị hiện nay là RAT dỏm. Những loại rau này có thể được thu mua ở các vùng quy hoạch RAT, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, nhưng chất lượng ra sao thì không thể kiểm soát nổi. Quy trình tưới bón có cả, nhưng khó khăn nằm ở chỗ không ai kiểm soát bà con nông dân có làm đúng không. Muốn khẳng định phải làm phân tích mẫu rất tốn kém trong khi kinh phí chi cục có hạn. Đã thế, nếu vi phạm thì dù mức phạt không đủ răn đe cũng không thực hiện được vì bà con không có tiền nộp. Chính vì lẽ đó, rau được trồng trong vùng quy hoạch nhưng an toàn mức độ nào thì chỉ nông dân mới biết. “Tôi đã chào hàng ở một số siêu thị lớn, nhưng họ không mặn mà lắm. Có siêu thị đồng ý nhập hàng nhưng ra hai điều kiện là giá đắt hơn thị trường một chút và cuối ngày phải thu về. Doanh nghiệp của tôi không đáp ứng được vì RAT thật sự thì phải đắt hơn nhiều chứ không thể một chút” - Ông Công kể. Làm đúng quy trình thì rau đắt, không bán được. Mô hình sản xuất RAT khép kín của Cty Hà An phối hợp với Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội (BVTV) tiến hành trên diện tích năm ha tại phường Giang Biên (quận Long Biên) mấp mé bờ vực phá sản. Trong tháng 12 vừa qua, Hà An phải chi 30 triệu đồng để sản xuất RAT và thực tế thu về chỉ được mười triệu đồng. Không cầm cự được như Hà An, một số doanh nghiệp khác như Cty Hùng Sáng, Cty Ngọc Quang theo đuổi làm RAT một thời gian nay đều thua lỗ, đóng cửa.

Sẽ có trung tâm kiểm định rau

Bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, tới đây sẽ có một trung tâm phân tích chất lượng rau quả sạch. Trung tâm này sẽ tiến hành kiểm tra, lấy mẫu rau, quả định kỳ tại các ruộng RAT. Sự ra đời của trung tâm với đội ngũ cán bộ có chuyên môn sẽ giải quyết tình trạng phải đi thuê phân tích mẫu ở các đơn vị khác rất tốn kém. Thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án này. Bước đầu, trung tâm sẽ phân tích chất lượng quả, sau đó tùy thuộc nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tiến tới phân tích RAT. Người mua có thể đăng ký với trung tâm để đặt mua rau ăn cả năm, mùa nào thức nấy. Chẳng hạn, có thể đặt theo kiểu mỗi ngày ăn 50.000 đồng rau, sẽ có nhân viên đưa rau tới tận nhà hàng ngày. Các kết quả phân tích có thể sẽ được công bố rộng rãi trên báo chí.

Mỹ Hằng

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang