• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trời lạnh phòng cảm cúm

Nguồn tin: SGTT, 27/11/2007
Ngày cập nhật: 27/11/2007

Thời tiết sang mùa, ảnh hưởng của những cơn bão... khiến cho rất nhiều người dễ mắc phải chứng cảm cúm

Phân biệt cảm và cúm

Cảm là từ chỉ tình trạng chung của nhiễm một số loại siêu vi (virus) gây ra triệu chứng ở đường hô hấp như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho,… và dấu hiệu toàn thân như sốt cao, đau nhức cơ bắp, chảy nước mắt, sưng đỏ nhẹ mi mắt, mệt mỏi, giảm ăn… dài 3 – 7 ngày tuỳ vào loại virus và sức đề kháng của cơ thể. Cúm là tình trạng nhiễm virus influenza hoặc parainfluenza gây ra các triệu chứng tại chỗ và toàn thân như trên nhưng kéo dài khá lâu từ 7 – 14 ngày. Vì vậy, khi gặp các biểu hiện trên thường gọi chung là bị cảm cúm.

Cảm cúm rất dễ lây lan trong không khí, từ chất tiết có chứa rất nhiều virus của người bệnh (nước mắt, nước mũi, nước miếng, đàm...) khi ho, hắt hơi, hoặc dùng chung khăn, muỗng, ly… với người bệnh... Một cơ địa đang bị nhiễm lạnh, giảm sức đề kháng thì càng dễ bị lây nhiễm dù lượng virus rất ít.

Những lưu ý khi bị cảm cúm

- Khi bắt đầu có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho… cần chú ý đến việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi phòng gió lùa, buổi sáng sớm, lúc chiều tối, ra đường sau khi tắm... bằng quần áo ấm, khăn choàng ...

- Bị chảy nước mũi nhiều: dùng khăn giấy hoặc khăn cotton khô, sạch thấm nhẹ nhàng phần nước mũi chảy ra. Nếu mũi quá đặc làm nghẹt mũi thì có thể nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm loãng cho mũi chảy ra ngoài. Những bé chưa biết tự hỉ mũi, có thể dùng dụng cụ hút mũi (bán tại các nhà thuốc) để làm thông mũi.

- Khi bị ho nhiều, có đàm, cần cho uống nhiều nước để loãng đàm.

- Nếu người bệnh chỉ sổ mũi trong, ho ít, không sốt hoặc sốt nhẹ trong 1 – 2 ngày thì có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà, ăn uống bình thường với nhiều rau, trái cây. Khi sốt kéo dài trên 2 ngày, ho nhiều gây ói mửa, mũi xanh hoặc vàng đặc, khó thở, đau ngực, thở nhanh... thì nên đi bác sĩ để điều trị.

- Người bệnh vẫn có thể tắm, lau rửa bằng nước ấm mỗi ngày nhưng sau đó cần làm ấm lại bằng áo quần ấm, vớ chân. Cũng không nên cữ nước thái quá có thể gây ngứa ngáy, trẻ em khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn.

- Quan trọng nhất là phòng bệnh viêm hô hấp bằng cách dinh dưỡng đầy đủ, thực đơn đủ thịt cá, nhiều rau quả để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không nên nhịn ăn thái quá. Mỗi khi trời trở lạnh cần giữ ấm cơ thể. Kể cả khi trời nóng, việc nằm quạt suốt đêm cũng dễ dàng làm cơ thể nhiễm bệnh. Tránh tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung dụng cụ cá nhân với người đang bệnh viêm hô hấp.

BS Đào Thị Yến Thuỷ

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang