• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ít vốn vẫn có thể làm giàu

Nguồn tin: Đài tiếng nói Việt Nam, 03/01/2009
Ngày cập nhật: 5/1/2009

Chỉ với vài trăm ngàn đồng vay của các tổ chức tài chính vi mô, nhiều phụ nữ nghèo từ chỗ lo chạy ăn từng bữa nay đã có thu nhập hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng/năm.

Nhiều chị em đã mạnh dạn đầu tư làm ăn ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Nhìn vào thu nhập và cuộc sống của những người ấy hôm nay, ít ai ngờ rằng họ đã từng rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa.

Gà đẻ… ao cá, lợn nái

Chị Lê Thị Thuỷ ở Thiệu Hoá (Thanh Hoá) là thành viên nhóm tài chính vi mô (TCVM) huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Câu chuyện làm giàu của chị đã khiến không ít người phải ngạc nhiên. Chỉ với 285.000 vốn vay từ các tổ chức TCVM, đến nay, mỗi năm gia đình chị đã có thu nhập khoảng 50-60 triệu đồng.

Chị Thuỷ tâm sự: “Năm 1998, hai vợ chồng tôi đã định vào Nam sinh sống, nhưng nghĩ mãi không biết vào trong ấy mình sẽ làm gì. Rồi tôi được nghe phổ biến về chương trình cho vay vốn nhỏ lẻ phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu tôi được vay 285.000 đồng. Cầm số tiền ấy trong tay mà tôi chưa biết sẽ làm gì và trả nợ bằng cách nào. Lúc đầu tôi sử dụng số tiền đó buôn bán rau và dành ra được vài nghìn đồng tiền lãi mỗi ngày để trả nợ”.

Sau một thời gian, “lưng vốn” đã khá hơn, chị mua gà, vịt để nuôi lấy trứng. Dần dần, tích vốn nhiều hơn, gia đình chị Thuỷ đã đào ao nuôi cá, nuôi lợn nái…

Còn chị Nguyễn Thị Kim Cúc (Quỹ hỗ trợ phụ nữ Ninh Phước, Ninh Thuận) cho biết bằng nguồn vốn ít ỏi được vay và sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng chị cũng buôn bán nhỏ, rồi sau đó nuôi cừu. Đến năm 2001, chị được vay ở mức 4 triệu đồng, cộng với tiền buôn bán, làm ruộng và tiết kiệm được thì mua một con bò.

Sau đó, chị Cúc thấy, chạy máy xay xát sẽ có thu nhập tốt hơn là buôn bán (bởi ở quê chị mới chỉ có 2 máy xay xát). Chị quyết định mua máy xay xát lúa về chạy và thu gom cám để chăn nuôi. Chị đã thu hút khách đến xay xát lúa bằng “chiêu” bà con đến xát lúa thì được chị tặng thêm 10.000 đồng. Từ đó, chị có nguồn cám dồi dào để chăn nuôi.

Chị hãnh diện khoe: “Tôi có 3 con, các cháu đều được học hành cẩn thận. Ngày mùa có nhiều việc tôi thường phải mướn thêm 8-10 người làm. Ngoài ra, tôi còn tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ để giúp đỡ các chị em khác và tham gia các phong trào văn nghệ quần chúng”.

Kể về những ngày tháng đói nghèo, chị Nguyễn Thị Như Hán, thành viên Quỹ Tình thương thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc đã không ngăn được xúc động. Chị cho biết, chị được vay 500.000 đồng từ các tổ chức TCVM với phương thức trả góp 11.200 đồng/tuần. Lúc đó, gia đình nghèo đến nỗi cầm vốn vay mà không biết làm gì để xoay đủ số tiền trả góp mỗi tuần. Chị Hán đã xoay đủ nghề từ bán xôi, bán rau ngoài chợ rồi chuyển sang chăn nuôi. Kết thúc vòng vay vốn đợt 1, do làm ăn hiệu quả, trả vốn đúng hạn, chị Hán được vay thêm 1 triệu đồng. Toàn bộ số vốn này chị mua thêm đàn lợn nái. Đến năm 2006, nhờ làm ăn đúng hướng, gia đình chị đã có một cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi hiện đại.

Chị Hán tâm sự, ở quê chị hiện vẫn còn nhiều chị em rất khó khăn. Nếu có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn vay, chắc chắn nhiều hộ sẽ thoát nghèo, thậm chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Kênh giảm nghèo hiệu quả

TS Cao Sĩ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, cách thức cho vay xoá đói giảm nghèo theo mô hình này rất hiệu quả. Các chị em phụ nữ Việt Nam rất tần tảo, chịu thương, chịu khó. Với một số tiền rất nhỏ nhưng hiệu quả của nó thì không ai ngờ tới. Ngoài ra, các chị em này còn cho nhau vay, đôn đốc, hướng dẫn nhau cách làm ăn.

Số liệu thống kê cho thấy, trong gần hai thập kỷ qua, nhờ những chính sách cải cách kinh tế đồng bộ và toàn diện, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế đã giảm mạnh từ 58% (năm 1993) xuống mức 14,7% (năm 2007). Tuy nhiên, với dân số Việt Nam là 87 triệu người, trong đó 75% sống ở khu vực nông thôn với thu nhập GDP bình quân đầu người chỉ xấp xỉ 800USD/người vào cuối năm 2007, Việt Nam vẫn là nước có thu nhập thấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Để từng bước nâng cao mức sống của người dân, Chính phủ Việt Nam đã xác định 3 trụ cột đảm bảo phát triển bền vững gồm: tăng trưởng kinh tế cao gắn với công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Với những mục tiêu này, hoạt động TCVM sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động TCVM khởi đầu từ năm 1980 đã có nhiều đóng góp quan trọng thông qua các dịch vụ tài chính phù hợp với năng lực của khách hàng nghèo. Hoạt động này đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo cũng như góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo quốc gia.

Ông Brett Krause, Tổng giám đốc Citibank Việt Nam cho biết, Quỹ Citi cam kết tài trợ trên 1,3 triệu USD trên toàn cầu để tổ chức Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi tại 26 quốc gia trong đó có Việt Nam. “Chúng tôi hy vọng, giải thưởng sẽ làm cho mọi người hiểu thêm về tầm quan trọng của doanh nhân vi mô trong nền kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo”.

Và trong năm 2008, các chị Thuỷ, Cúc Hán là những doanh nhân Việt Nam được nhận giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi. Nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu của các chị thực sự đã trở thành niềm tin cho những người có hoàn cảnh như các chị trước đây mạnh dạn vay vốn, làm ăn./.

Vũ Hạnh

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang