• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Miền Tây: Internet về đồng ruộng

Nguồn tin: Sài Gòn tiếp thị, 04/01/2009
Ngày cập nhật: 5/1/2009

Đã có những “hai lúa” miền Tây bây giờ mê internet hơn mê nhậu. Họ nói, nhậu vừa tốn tiền, vừa bị vợ con càm ràm vì tổn hại sức khỏe, bỏ bê công việc đồng áng, trong khi internet mang lại nhiều điều bổ ích

Nông dân đang truy cập internet tìm kiếm thông tin hữu ích ở trung tâm Thông tin nông thôn Bình Phục Nhứt (Chợ Gạo, Tiền Giang)

Sáng sớm, mấy nông dân xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang, bán xong nông sản ở chợ liền tụ tập ở quán cà phê trước cửa nhà văn hoá xã. 7h30, Trần Quốc Linh, kỹ thuật viên của trung tâm Thông tin nông thôn mở cửa phòng đọc sách, nhóm nông dân ùa vào. Ở đó, một dàn năm máy tính để bàn và một laptop nối mạng internet tốc độ cao ADSL đang chờ nông dân. Đầu tiên, họ vào mạng xem tin tức thời sự trên các tờ báo điện tử, sau đó chuyển sang truy cập các trang chuyên đề về nông nghiệp, thị trường để tìm kiếm thông tin cần thiết. Ông Cao Nhật Thanh, nông dân ở ấp Bình Khương 1, xã Bình Phục Nhứt, vừa rà chuột tìm kiếm thông tin, vừa nói: “Xứ này là vùng sâu vùng xa, chuyên môn đọc… báo thiu, đọc báo trên mạng thông tin nóng hổi, riết đâm ghiền, sáng nào cũng phải ra trung tâm lên mạng”.

Trung tâm Thông tin nông thôn xã Bình Phục Nhứt là một trong 15 điểm truy cập internet nông thôn do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng trên cả nước, với sự tài trợ của chính phủ Hà Lan, trị giá hơn một trăm triệu đồng. “Hồi mới thành lập (đầu năm 2007), chẳng có ai tới, nhưng sau mấy chuyến đưa nông dân trong xã đi tham quan các mô hình sử dụng internet phục vụ nghề nông ở các tỉnh, nhà nông đến với trung tâm ngày càng nhiều. Dù trung tâm mở cửa ngày hai buổi, nhưng phần lớn nông dân đến truy cập internet vào buổi sáng, khi vừa bán xong nông sản ở chợ đầu mối”, Trần Quốc Linh cho biết. Theo Linh, ngoài xem báo bằng internet, những anh “hai lúa” thường vào các trang chuyên đề tìm kiếm thông tin về chăn nuôi, trồng trọt, kỹ thuật canh tác và thông tin giá cả các mặt hàng nông sản, sau đó nhờ các kỹ thuật viên in ra để mang về làm “bảo bối”. “Từ khi thành lập trung tâm đến nay, đã có hàng ngàn lượt nhà nông của xã Bình Phục Nhứt và các xã lân cận như Quơn Long, Bình Phan, An Thạnh Thuỷ đến truy cập internet. Ai chưa biết sử dụng máy thì kỹ thuật viên của trung tâm chỉ dẫn, ai biết rồi thì cứ tự nhiên vào mạng. Mỗi tháng kinh phí truy cập internet được quy định là 500.000 đồng, nhưng… tháng nào cũng vượt định mức”, Linh nói.

Huỳnh Tấn Nghĩa, nhân viên kỹ thuật của bưu điện xã Bình Phục Nhứt, cho biết trước khi có trung tâm Thông tin nông thôn, nông dân trong xã chẳng biết gì về máy vi tính và internet. Nhưng sau hai năm trung tâm hoạt động, đến nay toàn xã có 15 nông dân tự mua sắm máy vi tính và kết nối ADSL. Ông Cao Nhật Thanh nói: “Nhờ internet mà nhà nông tụi tui nắm bắt nhanh giá cả, thị trường nông sản lên xuống ra sao, nhưng vẫn… chưa đã. Phải chi xã lập được một trang web, để nông dân trong xã có thể rao bán hàng hoá trên mạng thì hay biết mấy”.

Mơ ước của nhà nông mê internet ở Bình Phục Nhứt hoàn toàn chính đáng, bởi lẽ từ năm 2006 đến nay, ở miền Tây đã có nhiều xã ở Vĩnh Long, Bạc Liêu lập website để giới thiệu bộ mặt nông thôn, tiềm năng kinh tế và các loại đặc sản của địa phương. Thông qua những “website hai lúa” này, nhiều nông dân đã tự giới thiệu các loại hàng nông thuỷ sản cần bán, và bán được với giá khá cao. Nổi đình nổi đám nhất trong chuyện bán nông sản trên internet, phải kể đến mấy nông dân ở tỉnh An Giang. Theo hội Nông dân An Giang, từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh có 15 điểm truy cập internet miễn phí cho nông dân, vừa giúp nhà nông có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt những thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, vừa tạo cơ hội cho nhà nông rao bán hàng nông, thuỷ sản trên mạng thông qua website http://clbnongdan.angiang.gov.vn. Ông Lăng Hoàng Dũng, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành, An Giang), khoe: “Nhờ internet mà năm nào tui và nông dân trong xã cũng rao bán được hàng trăm tấn cá tra thương phẩm, và hàng trăm ngàn con cá bống tượng giống. Khách hàng của tui đông lắm, trong tỉnh có, ngoài tỉnh có; tận Cần Thơ, Sóc Trăng, TP.HCM, Long An cũng tìm đến mua”.

Hùng Anh

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang