• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phân biệt tả và rối loạn tiêu hóa

Nguồn tin: TT, 19/11/2007
Ngày cập nhật: 20/11/2007

- Ở vùng lũ lụt rất dễ mắc bệnh tả hay nhẹ hơn là rối loạn tiêu hóa. Làm thế nào để phân biệt dịch tả với rối loạn tiêu hóa thông thường? Ông TRẦN VĂN NHẬT - phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng - cho biết:

- Khi người bệnh mắc bệnh dịch tả do nhiễm vi khuẩn tả từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh thì bệnh sẽ diễn tiến cấp tính. Bệnh sẽ ủ và bùng phát trong vài giờ hoặc trong vài ngày tùy thể trạng mỗi người.

Những biểu hiện của người bị bệnh tả sẽ là: bụng đau quặn thắt, đi cầu xối xả, liên tục 10-15 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Đặc biệt phân rất tanh có màu trắng đục như nước vo gạo, phân thải ra không kèm máu và chất nhầy, miệng nôn thốc. Sau khi đi vệ sinh nhiều lần, người bị bệnh tả sẽ bị mất nước, có dấu hiệu trụy mạch và sẽ tử vong ngay sau đó nếu bệnh nhân không được cứu chữa kịp thời. Nếu không tử vong, người bệnh sẽ có biến chứng là suy thận.

* Vậy còn bệnh tiêu chảy thông thường (hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa) biểu hiện như thế nào?

- Sống trong tình cảnh ngập lụt nên cả nguồn nước lẫn thức ăn sẽ không đảm bảo, vì vậy người dân rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này thường xảy ra với những người có tiền sử bị bệnh viêm dạ dày, ruột. Sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bụng sẽ đau quặn, đi cầu lỏng nhưng không phải đi xối xả, đi nhiều lần như dịch tả. Đặc biệt phân sẽ có mùi hôi và kèm theo máu và chất nhầy.

Nếu thức ăn hay nước uống bị nhiễm các loại vi sinh vật như thương hàn, lỵ trực khuẩn, lỵ amíp thì người bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, bụng, đi cầu phân có máu, chất nhầy. Trong trường hợp này khả năng tử vong thấp nhưng sẽ có những biến chứng khác như viêm đường ruột, thậm chí sẽ bị thủng ruột.

* Trong trường hợp người dân vùng lũ mắc các bệnh trên thì phải làm thế nào?

- Trong hoàn cảnh hiện nay, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là phải ăn chín, uống sôi. Nếu thấy người thân có những biểu hiện của các bệnh như trên phải nhanh chóng đưa họ đến trung tâm y tế gần nhất để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do hiện dịch tả đang kháng với phác đồ điều trị (kháng thuốc), nên nếu không đưa đi cấp cứu kịp thời kể cả từ tuyến dưới chuyển lên tuyến trên thì nguy cơ tử vong là rất cao. Hiện các trung tâm y tế xã, phường đều được cấp phát hơn hai cơ số thuốc (mỗi cơ số thuốc có thể điều trị 10-15 người). Quan trọng là sau khi phát hiện phải đưa đi cấp cứu kịp thời.

Đ.NAM

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang