• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thiếu rau xanh, dân Hà Nội cuốc cả đê để trồng rau

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 05/12/2008
Ngày cập nhật: 8/12/2008

Vườn rau” kỷ lục Việt Nam: Dài 10km!?

Do rau vẫn đang thiếu, giá bán tại các chợ cao gấp 5-6 lần bình thường, trong khi rau Trung Quốc tràn ngập chợ nhưng chất lượng “không biết đâu mà lần” nên chưa bao giờ dân Hà Nội lại đổ xô trồng rau xanh nhiều và với những kiểu rất “lạ đời” như bây giờ…

Cuốc đê để trồng rau

Rau trồng trên dải phân cách dài 10km qua huyện Sóc Sơn, Mê Linh (Hà Nội). Ảnh: Văn Phúc Hậu

Dọc đoạn đê dài gần 2km từ cầu Chương Dương đến cầu Long Biên thuộc phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) trước đây cỏ và hoa xanh mươn mướt. Thế nhưng bây giờ, vì rau xanh đang đắt đỏ nên hàng chục hộ dân tại đây đã đành cuốc cả mái đê lên, lập những “vườn mi ni” để trồng rau xanh.

Mạnh ai nấy chiếm! Chỉ sau một tuần, cả triền đê đã bị san, cuốc, đào bới nham nhở. Rau được trồng lên ào ào, mọc tràn xuống cả chân đê, mặt đê. Nhiều hộ dân còn “nhiệt tình” đến nỗi đào cả hố trên mái đê để tích nước, san gạt đất xuống lòng đường. Chiều chiều, người kéo ra đê trồng tỉa, tưới bón rau xanh đông vui như ở cánh đồng làng.

Cũng trồng rau ở triền đê, nhưng ở đoạn đường An Dương Vương thuộc quận Tây Hồ, người dân còn trồng thêm cả ngô cao ngang đầu người. Còn ở đoạn đê thuộc xã Thụy Phương (huyện Từ Liêm) - thuộc đê hữu sông Hồng - người dân còn bắc những giàn tre tua tủa ngay trên mặt đê để trồng bầu, bí, su su, mướp…

“Nông thôn hóa” đô thị?

Chưa khi nào người dân Hà Nội lại nhiệt tình trồng rau xanh như bây giờ, thậm chí tăng cường trồng rau xanh ở trên đê, ở giữa khu đô thị mới, trên nóc nhà khu tập thể…

Ở khu đô thị mới Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do đang trong quá trình xây dựng nên còn khá nhiều mảnh đất trống chưa được sử dụng. Bà Lan, một người dân sống ở tầng 5, cho biết, ngay từ khi mới chuyển đến, người dân ở đây đã tranh thủ xuống các bồn cỏ ở khuôn viên để cuốc đất trồng rau. Những khu đô thị khác như Trung Hòa-Nhân Chính, Trung Kính (Cầu Giấy), Định Công, Linh Đàm (Hoàng Mai), những ô cỏ để trang trí cho khuôn viên cũng biến thành nơi trồng rau bí, cải cúc…

Dù sao, việc trồng rau ở khu đô thị mới cũng còn “dễ coi”. Chứ ở nhiều nơi, việc trồng rau xanh bừa bãi, tạm bợ không chỉ làm cho mỹ quan đô thị thêm phần nhếch nhác mà còn gây nguy hiểm về tính mạng, an toàn giao thông. Chẳng hạn ở ngõ Tuổi Trẻ, đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), từ lâu đã xuất hiện những vườn rau mọc ngay trên dải phân cách. Nhiều vườn rau còn được người dân che chắn, rào cẩn thận. Thậm chí, có người còn làm cả cửa, móc khóa cho “vườn” rau xanh của mình!

Tuy nhiên, những vườn rau ở nội thành Hà Nội chưa “ấn tượng” bằng một luống rau được coi là “kỷ lục” của Việt Nam. Nó dài gần 10km, từ đầu đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài qua thị trấn Phúc Yên lên tận Xuân Hòa (Mê Linh, Hà Nội) thuộc quốc lộ 2. Gọi là “luống” nhưng bề ngang cũng rộng 1-1,5m.

Khi được PV Báo SGGP 12 Giờ hỏi thăm, ông Ngô Văn Sửu, 73 tuổi, chủ một vườn rau trên dải phân cách chạy qua làng Trung thuộc xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội), giãi bày: “Suốt dọc đoạn đường, phần lớn là những hộ dân kinh doanh buôn bán, không có ruộng. Do rau đắt quá, dải phân cách lại bỏ không, chúng tôi mới tranh thủ ra trồng tỉa kiếm chút rau ăn”. Bà Vũ Thị Thành, ngoài 50 tuổi, ở làng Kim Anh, cho biết, những hộ có ruộng nhưng do nước ngập nên phải chọn dải phân cách để trồng rau vì cao, tiện chăm bón.

Theo ông Sửu, suốt dọc dải phân cách, hiện có khoảng 2.500 hộ dân của 4-5 xã thuộc 2 huyện Sóc Sơn và Mê Linh kéo ra tranh thủ chiếm đất trồng rau. Cảnh trồng rau ở dải phân cách xuất hiện được 2-3 tháng nay, song sau trận mưa lũ lớn, giá rau tăng vọt thì người dân lại càng đổ xô ra trồng rau nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Sửu cũng thừa nhận là “chiều chiều ra tưới bón, hái rau xanh ở dải phân cách hơi nguy hiểm vì hàng ngàn lượt xe cộ ầm ầm qua lại”.

VĂN PHÚC HẬU

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang